Lo ngại sự lây lan của coronavirus, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường học tại Việt Nam cho các em học sinh nghỉ học tạm thời. Vì thế, việc học trực tuyến đang là phương pháp được tất cả các trường áp dụng. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt ra cho nhà trường, là làm thế nào để đảm bảo các em vẫn lĩnh hội đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết khi không có sự hướng dẫn trực tiếp từ thầy cô cũng như sự tương tác với bạn bè cùng lớp?
> Chọn trường quốc tế phù hợp cho con, đừng bỏ qua những yếu tố này!
> Danh sách các trường quốc tế tại TPHCM
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) đã điều chỉnh lại phương pháp dạy theo hướng sáng tạo hơn với sự giúp sức của công nghệ hiện đại. Các bài học không chỉ được truyền tải một cách độc đáo qua các nội dung được gửi tới hàng ngày qua các ứng dụng công nghệ, mà thầy cô còn áp dụng nhiều ‘’mẹo’’ nhỏ để khuyến khích các em học sinh học tập. Các em vẫn đạt được lượng kiến thức cũng như sự tương tác tương đối, dù không có mặt tại lớp để gặp gỡ thầy cô và bạn bè.
Với các em học sinh ở bậc Mầm non, việc khuyến khích các em học phải tinh tế hơn vì chương trình học dựa trên phương pháp Reggio Emilia, nghĩa là kiến thức được lồng ghép vào các hoạt động vui chơi. Thầy cô sẽ không đánh giá dựa trên điểm số, mà sẽ lắng nghe nguyện vọng của từng em và khuyến khích em đó đi xa hơn để đạt được những thành quả cao hơn.
Học sinh và giáo viên nhà trường đến từ hơn 30 quốc gia
Mỗi buổi sáng, các videos hướng dẫn sẽ được gửi lên mạng xã hội Seesaw của trường cho học sinh và phụ huynh. Sau đó, thầy cô sẽ khuyến khích học sinh cùng ba mẹ các em thực hiện tại nhà và gửi lại kết quả bằng video hoặc hình ảnh. Tuần trước, chủ đề học của các em là ‘Sự vật sống trên trái đất’. Video gửi ra chỉ hướng dẫn các em gieo hạt tại nhà. Nhưng kết quả các em học sinh gửi lại đã làm thầy cô bất ngờ! Có em gửi hình ảnh mình làm một căn nhà giấy cho thú cưng, có em gửi video làm giá từ đậu xanh. Đặc biệt hơn, có em làm thí nghiệm nho nhỏ, đổi màu hoa hồng bằng cách đặt hoa vào các chai nước màu khác nhau!
Khi đạt được kết quả lần đầu tiên, các em sẽ được hướng dẫn đi thêm một bước xa hơn nữa, là theo dõi và ghi chép sự phát triển của ‘sự vật sống đó’. Sau đó, thầy cô sẽ khéo léo giải thích với từng em kiến thức vật lý hay hóa học dựa trên các tác phẩm này.
Vì các em khối mầm non còn nhỏ tuổi nên giáo viên luôn theo dõi sát sao để chắc chắn tất cả các em đều xem videos và nộp bài. Nếu thấy em học sinh nào không truy cập trên Seesaw hoặc không gửi bài, các cô giáo trợ giảng sẽ gọi điện cho phụ huynh để nhắc nhở. Ngoài ra, thầy cô còn sắp xếp cho ba mẹ và các em đặt hẹn để trò chuyện trực tiếp với thầy cô, hoặc cùng bạn bè ‘học nhóm’ qua Google Meet hoặc Skype. Như vậy, thông qua các ứng dụng công nghệ, các em vẫn được nhìn thấy và tương tác với thầy cô bạn bè cùng lớp.
Đối với các em bậc tiểu học, lượng kiến thức là nhiều hơn và các em còn có kỳ thi MAP quan trọng vào tháng 5. Vì vậy, ngoài mạng xã hội Seesaw nội bộ của trường, giáo viên sử dụng triệt để các ứng dụng trò chuyện hình ảnh như Google Meet, Skype, hoặc Zoom để các em giữ được nhịp học tập cần thiết.
“Các thầy cô khối tiểu học luôn online từ 8.00 sáng tới 3.30 chiều trên Google Meet để các em học sinh có thể trình bày bài tập và tham vấn bất kỳ khi nào cần”. Thầy Nathan Bennetts, trưởng khối tiểu học giải thích cách thầy cô hỗ trợ học sinh.
“Các em học sinh rất phấn khích với cách học tập mới này vì các ứng dụng trò chuyện hình ảnh cho phép các em gặp gỡ bạn bè cùng lớp và với thầy cô. Có một số em truy cập chỉ để chào hỏi vì các em thấy nhớ trường lớp và nhớ thầy cô của mình’’.
“Giáo viên sắp xếp cho các em trò chuyện hình ảnh 3 lần một ngày, vào lúc 10.00 sáng, 11.00 sáng và 1.30 chiều để thầy cô có thể hỗ trợ sâu sát hơn cho từng em. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng ứng dụng FlipGrid để các em có thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình qua video với bạn học và thầy cô. Như vậy, chúng tôi có thể kịp thời hỗ trợ không chỉ về kiến thức mà còn về cảm xúc cho các em”. Thầy Francis McShea, giáo viên lớp 3 chia sẻ.
Nhà trường luôn cá nhân hóa chương trình học phù hợp với khả năng từng bé
Khi đi học lại, tất cả các em học sinh từ khối Mầm Non tới khối Tiểu học sẽ được kiểm tra lại theo phương pháp ‘đánh giá quá trình’ và ‘đánh giá tổng kết’ để rà soát lại phần kiến thức và kỹ năng bị thiếu. Sau đó, thầy cô sẽ thiết kế riêng những bài học phù hợp cho từng em để lấp đầy những kiến thức còn chưa vững, giúp các em đạt được thành quả tốt về mặt bài vở và có được sự rèn luyện tính cách cần thiết.
Thầy Lester Stephens, hiệu trưởng trường Quốc Tế Saigon Pearl nhận định: ‘Trường ISSP luôn khuyến khích tính tự lập cho các em học sinh. Vì vậy, quá trình học trực tuyến vừa qua là những trải nghiệm tuyệt vời để các em nâng cao khả năng tư duy, phân tích, và tự giải quyết vấn đề. Đây sẽ là những kỹ năng cần thiết để các em dễ dàng bước ra ngoài đời hội nhập với cuộc sống”.
Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) thuộc tổ chức Cognita - Anh Quốc với hơn 75 trường quốc tế đặt tại 9 quốc gia trên thế giới. Với truyền thống dạy và học gần 10 năm nay, ISSP hiện là trường mầm non và tiểu học duy nhất theo tiêu chuẩn Mỹ tại TP.HCM được chứng nhận đồng thời bởi hai tổ chức uy tín thế giới về giáo dục là CIS và NEASC.
Theo Trường Quốc tế Saigon Pearl