Văn học đã từ lâu là môn học quan trọng của Việt Nam, không chỉ rèn luyện tính đạo đức, từ ngữ, lời ăn tiếng nói mà môn học còn rèn cả sự sáng tạo cho học sinh. Nhưng từ đâu mà việc học sinh đã trở lên sợ môn văn, việc mất đi cảm xúc khi dạy văn, nguyên nhân là do đâu?
Xem thêm:
>>> Từ đâu mà có việc học sinh giỏi toàn trường?
>>> Tâm lý "thi gì học nấy" - Hệ lụy của việc trắc nghiệm hóa kỳ thi
>>> Bất cập trong giáo dục và phương hướng thay đổi sắp tới của Bộ GD&ĐT
Văn học cũng bị công nghiệp hóa
Học sinh thường xuyên ca thán học văn chán, lúc nào cũng sợ tiết văn, đến tiết chỉ nghĩ cách trốn tránh, tiết học văn như khoảng thời gian địa ngục của học sinh khi chỉ biết nghe cô giảng bài rồi đọc cho chép. Việc học thuộc như cái máy rồi kiểm tra bài, lúc làm văn chỉ có một dạng nhất định, việc viết văn ngoài ý “tác giả” là bị trừ điểm. Có thể thấy, cùng với việc công nghiệp hóa đất nước, giáo dục nhất văn học cũng bị công nghiệp hóa theo.
Cũng có câu chuyện kể về Nhà văn Nguyễn Khải trong một lần nói chuyện với nhà thơ Trần Đăng Khoa đã kể một chuyện. “Con trai của nhà văn có bài tập về nhà, nội dung của bài tập đó là phân tích tác phẩm ‘Mùa Lạc’ do chính nhà văn sáng tác. Tác giả đã dành cả buổi tối phân tích chính tác phẩm của mình rồi đưa cho con trai nộp cho cô. Thật bất ngờ khi bài đó chỉ được 2 điểm và cô giáo phê: Dùng từ sai, em không hiểu ý tác giả.” Nhà văn Nguyễn Khải rất bất ngờ vì sự việc này và trần tình rằng việc sáng tác bài thơ chỉ là do sự ngẫu hứng của mình không phải phân tích một cách sâu xa, máy móc như vậy.
“Học thuộc” có thật sự là tốt?
Nhớ hồi nhỏ có bài văn miêu tả “phong cảnh nơi em sống”, mình chạy ra ngoài ngắm cảnh rồi hì hục viết cả ngày trời “nơi em sống khói bụi đầy đường, rác thì chất đống, xe cộ đi lại chạy nguy hiểm lắm lúc xảy ra vài tai nạn giao thông,..” bị ăn chửi té tát. Cô giáo chỉnh lại thành “nơi em sống có hàng cây xanh mát, có dòng sông êm đềm,...” như thế mới lấy được điểm cao được. Hay miêu tả mẹ thì phải đoan trang, hiền dịu, tóc dài, da trắng, giọng nói nhỏ nhẹ hiền lành; bà em thì phải tóc bạc trắng, nhai trầu, cưới móm mém, hiền lành... hình ảnh từ những bài văn mẫu được truyền từ nhiều thế hệ vẫn “hình tượng” ăn sâu trong nhiều nhà giáo.
Vậy việc chỉnh sửa theo một công thức nhất định cũng chính là do việc giáo viên đã bị ăn sâu vào tiềm thức khi được dạy rồi truyền lại cho học sinh.
Việc ăn cắp chất xám ở nước ta xảy ra tràn lan cũng chính là do từ nhỏ các em học sinh được rèn lối tư duy dạy với việc chép lại bài văn của người khác rồi ngang nhiên ký tên mình.
Thiết nghĩ việc học văn và dạy văn là những công việc thiêng liêng nhưng chúng ta nên có một phương pháp hợp lí và tự nhiên cho việc học văn, để học sinh có thể tự do sáng tạo, tràn đầy cảm xúc và hứng thú như vậy mới có thể hiệu quả được.
Lê Tuấn Nghĩa