Ngành CNTT là một ngành chưa bao giờ giảm nhiệt độ trong xu hướng trẻ hóa theo sự phát triển của nền kinh tế. Vậy cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường như thế nào?
1. Ngành công nghệ thông tin là gì?
Ngành Công nghệ thông tin (Information Technology) là ngành học sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Định nghĩa một cách dễ hiểu, sinh viên tốt nghiệp dựa trên các kiến thức được học, khả năng vận dụng các phần mềm, hệ thống máy tính, công cụ và hệ thống mạng Internet để lập trình web, ứng dụng phục vụ mục đích quản lý thông tin, vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ cũng như hệ thống mạng.
Học CNTT ra làm gì? Các vị trí việc làm trong ngành CNTT
2. Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Trong kỷ nguyên số, các ứng dụng công nghệ thông tin là chất xúc tác để phát triển các ngành nghề trong mọi lĩnh vực như công nghiêp, nông nghiệp, giao thông vẫn tải, xã hội, cho đến truyền thông, giải trí… và tác động lên thói quen cũng nhu nhu cầu giao tiếp của con người.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin được đánh giá chưa bao giờ giảm nhiệt. Theo nhiều chuyên gia dự báo, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ tăng cao trong thời gian tới, nhất là ở một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như: kỹ sư, lập trình viên.
Đặc biệt trong thế giới phẳng, môi trường làm việc của cử nhân công nghệ thông tin không chỉ bó hẹp trong nước mà có thể làm việc toàn cầu với thu nhập đáng mơ ước.
Sinh viên có thể làm việt tại các tập đoàn công nghệ, công ty phần mềm với các công việc cụ thể như:
- Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp mạng cho doanh nghiệp, các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính…
- Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu.
- Các công ty cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, công ty cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông (ISP), công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng và truyền thông, bảo mật hệ thống, công ty cung cấp, phân phối thiết bị mạng và viễn thông…
- Cán bộ vận hành, quản trị hệ thống mạng và công nghệ thông tin ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hoặc các cơ quan quản lý nhà nước
- Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học chuyên nghiệp, viện nghiên cứu và và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT.
3. Các vị trí việc làm ngành công nghệ thông tin
Dưới đây là danh sách một số vị trí việc làm ngành CNTT phổ biến nhất cũng như mô tả từng chức danh.
3.1. Chuyên gia mạng máy tính
Các chuyên gia và nhà phân tích mạng máy tính xác định, thiết kế, xây dựng và duy trì một loạt các mạng và hệ thống truyền thông dữ liệu. Để làm nghề này, bạn phải có bằng cử nhân khoa học máy tính hoặc liên quan. Một số người cũng có bằng thạc sĩ, nghiên cứu hệ thống thông tin. Một số vị trí việc làm cụ thể bao gồm:
- Kiến trúc sư mạng máy tính.
- Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính.
- Quản trị viên hệ thống máy tính.
- Chuyên viên phân tích CNTT.
- Điều phối viên CNTT.
- Quản trị mạng.
- Kỹ sư mạng.
3.2. Nhà phát triển phần mềm/ứng dụng
Các nhà phát triển phần mềm thiết kế, chạy và thử nghiệm các chương trình hoặc ứng dụng khác nhau cho máy tính và thiết bị di động. Để trở thành nhà phát triển phần mềm, bạn cũng cần bằng cử nhân khoa học máy tính, công nghệ thông tin, toán tin, v.v. và đặc biệt yêu cầu kỹ năng lập trình tốt.
Trước đây, các nhà phân tích dự đoán nhu cầu việc làm phát triển phần mềm/ứng dụng trong giai đoạn 2018-2028 sẽ tăng tới 21%. Một số vị trí việc làm bao gồm:
- Nhà phát triển ứng dụng.
- Kỹ sư ứng dụng.
- Lập trình viên.
- Lập trình viên Java.
- Kỹ sư phần mềm.
- Lập trình viên .NET.
- Kiến trúc sư hệ thống.
- Kiến trúc sư phần mềm.
- Chuyên viên phát triển phần mềm.
- Chuyên viên phân tích đảm bảo chất lượng phần mềm.
3.3. Nhà phát triển web
Các nhà phát triển web thiết kế, tạo và sửa đổi các website. Họ chịu trách nhiệm duy trì một trang web ổn định, thân thiện với người dùng, cung cấp các chức năng cần thiết cho nhu cầu khách hàng. Một số việc làm sẽ yêu cầu bằng cử nhân, trong khi những công việc khác có thể chấp nhận bằng cấp liên kết, bao gồm các lớp về HTML, JavaScript hoặc SQL. Vị trí cụ thể của việc làm công nghệ thông tin này là:
- Nhà phát triển Front End.
- Quản trị viên website.
- Lập trình viên web.
3.4. Nhân viên bảo trì, sửa chữa máy tính
Nhân viên bảo trì, sửa chữa máy tính cùng với quản trị viên mạng giúp người dùng sắp xếp, bảo trì và sửa chữa máy tính. Bạn sẽ kiểm tra, đánh giá các hệ thống mạng, đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Bạn có thể làm công việc này bằng cách học cao đẳng hoặc đại học, có chứng chỉ liên quan, v.v. Các chức danh công việc có thể bao gồm:
- Quản trị viên hỗ trợ khách hàng.
- Kỹ thuật viên.
- Quản trị viên hệ thống CNTT.
- Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật.
3.5. Quản trị cơ sở dữ liệu
Quản trị cơ sở dữ liệu giúp lưu trữ và sắp xếp dữ liệu của khách hàng hoặc hoạt động kinh doanh của công ty. Làm công việc này, bạn sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu khỏi người dùng trái phép, các truy cập và kết nối không an toàn. Bạn có thể làm việc trong nội bộ công ty hoặc cung cấp dịch vụ quản trị cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp có hệ thống cơ sở dữ liệu lớn như các công ty tài chính,… Các công việc bao gồm:
- Quản trị cơ sở dữ liệu.
- Chuyên viên phân tích bảo mật dữ liệu.
3.6. Chuyên gia bảo mật thông tin, chuyên gia an ninh mạng
Tỷ lệ các cuộc tấn công mạng đang ngày càng gia tăng. Nguy cơ trộm cắp danh tính dẫn đến nhu cầu bảo mật thông tin và duy trì an ninh mạng tăng lên mỗi ngày, đặc biệt là với trang web thương mại và cổng thông tin chính phủ. Các chuyên gia bảo mật thông tin, chuyên gia an ninh mạng giúp công ty, tổ chức bảo vệ mạng máy tính và hệ thống máy tính.
3.7. Kỹ sư điện toán đám mây
Các kỹ sư điện toán đám mây xác định, thiết kế, xây dựng và duy trì các hệ thống, giải pháp tận dụng hệ thống và cơ sở hạ tầng được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Chức danh việc làm cụ thể bao gồm:
- Kiến trúc sư điện toán đám mây.
- Chuyên viên tư vấn giải pháp điện toán đám mây.
- Quản lý dự án và sản phẩm điện toán đám mây.
- Quản trị viên hệ thống đám mây.
- Kỹ sư hệ thống điện toán đám mây.
3.8. Các vị trí việc làm quản lý trong ngành công nghệ thông tin
Nếu có nền tảng và trình độ đào tạo tốt, kinh nghiệm làm việc với các dự án CNTT thành công và kỹ năng quản lý vượt trội, bạn có thể nhắm đến các vị trí quản lý trong lĩnh vực này. Bạn cần biết cách thiết lập và triển khai các chính sách, thực thi dự án đáp ứng mục tiêu CNTT theo đúng thời hạn và ngân sách.
Các vị trí việc làm quản lý trong lĩnh vực CNTT gồm:
- Giám đốc thông tin (CIO).
- Giám đốc công nghệ (CTO).
- Giám đốc công nghệ thông tin.
- Trưởng phòng IT.
Bạn sẽ lập kế hoạch và thực hiện một loạt các biện pháp bảo mật, chẳng hạn như cài đặt và sử dụng phần mềm bảo vệ, mô phỏng các cuộc tấn công mạng để kiểm tra hệ thống. Vị trí việc làm công nghệ thông tin này gồm có:
- Kỹ sư bảo mật.
- Kỹ sư an toàn thông tin.
- Chuyên gia bảo mật thông tin.
- Kỹ sư an ninh mạng
> TOP 5 công việc sẽ không bao giờ bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo AI
> Có nên chọn học nghề may và chi phí học may là bao nhiêu?
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp