Đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cập nhật nhanh nhất tại đây. Dưới đây là gợi ý đáp án dành cho bài thi và sẽ liên tục cập nhật thêm.

[ipsc id="59996" title="‘Chiếc thuyền ngoài xa' vào đề thi môn Ngữ Văn tốt nghiệp TH..."]

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn bao gồm hai phần chính là đọc hiểu và làm văn với thời gian làm bài là 120 phút.

Gợi ý đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 - Ảnh 1

Đề thi chính thức thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Ngữ văn

Cô Phạm Thị Thu Phương - GV môn Ngữ văn tại Tuyensinh247 cho biết: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2022 giữ nguyên cấu trúc của đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn do Bộ GDĐT công bố ngày 1/4, cũng là cấu trúc của đề thi chính thức môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Học sinh trung bình nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt được điểm 5 - 6 đủ đảm bảo để xét tốt nghiệp, học sinh khá có thể đạt được trên dưới điểm 7, học sinh giỏi có thể đạt được điểm 8 trở lên.

Dưới đây là gợi ý đáp án đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT năm 2022:

I. Đọc hiểu:

  • Câu 1. Thể thơ: Tự do.
  • Câu 2. Những tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ là: trong, tinh khiết, khỏe, mơn mởn.
  • Câu 3. Biện pháp so sánh: Tuổi trẻ như sao trời mát mắt; và cháy bùng như lửa thiêng liêng. Ý nghĩa: Biện pháp so sánh giúp có hình ảnh được diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, dễ hình dung. Sử dụng biện pháp so sánh “Tuổi trẻ” với sao trời, như ngọn lửa bùng cháy nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp, sức mạnh quật cường, kiên cường của tuổi trẻ khi đất nước bình yên cũng như khi đất nước bị xâm lược. Qua hình ảnh so sánh tác giả ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của sức mạnh tuổi trẻ.
  • Câu 4.

Gợi ý: Nhận xét những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hi sinh của tuổi trẻ:

- Tuổi trẻ là độ tuổi hồn nhiên, vui tươi, mang trong mình đầy những ước mơ, hoài bão.

- Khi đất nước bình yên, hay khi đất nước bị xâm lăng những người trẻ tuổi ấy không ngại từ bỏ những hoài bão của mình để đứng lên chống lại quân xâm lược.

II. Làm văn

Câu 1.

1. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

- Trách nhiệm: là việc mà mỗi người phải làm và có ý thức với những việc làm đó.

=> Thế hệ trẻ phải có trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.

b. Phân tích

* Tại sao thế hệ trẻ ngày nay cần có trách nhiệm tiếp bước các thế hệ đi trước?

- Ông cha ta từ ngàn đời xưa đã gây dựng và giữ gìn đất nước, chúng ta được thừa hưởng nền độc lập dựa trên máu xương của biết bao thế hệ ấy, vì thế chúng ta cần có trách nhiệm phát huy và gây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

- Đối với thế hệ trẻ, tiếp bước các thế hệ đi trước không chỉ đang góp phần xây dựng nước nhà mà đó còn là cơ hội phát triển bản thân, tích lũy kinh nghiệm, tạo ra cơ hội cho chính mình.

- Trách nhiệm xây dựng, phát triển đất nước là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người.

* Thế hệ trẻ cần làm gì để tiếp bước các thế hệ đi trước?

- Đối với học sinh, sinh viên, chúng ta cần ra sức học tập, trau dồi bản thân và tích lũy cho mình nhiều kiến thức..

- Không ngại khó khăn, thử thách, dám dấn thân để có nhiều trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

- Có ý thức, biết ơn sâu sắc tới những thế hệ đi trước, những người đã có công gây dựng đất nước.

c. Phản đề

- Nhiều bạn trẻ vẫn sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý thức muốn học hỏi, cống hiến cho xã hội.

- Lối sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân và không muốn vươn lên, an phận thủ thường đã kìm hãm sự phát triển của thế hệ ngày nay.

3. Kết đoạn

- Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước là một điều quan trọng.

- Liên hệ bản thân: Là một học sinh, em cần có trách nhiệm với những gì cha ông ta đã gây dựng, phải cố gắng nỗ lực rèn luyện hơn nữa để xứng đáng kế thừa và phát huy các thành quả của các thế hệ đi trước.

Câu 2.

Cách giải.

Gợi ý đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 - Ảnh 2

Gợi ý đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 - Ảnh 3

Phổ điểm Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 3 năm gần đây

Năm 2020, đề Ngữ văn được nhận xét "quen thuộc" và phù hợp với mục đích xét tốt nghiệp. Học sinh cũng quen thuộc với cấu trúc này nên không bất ngờ, bỡ ngỡ. Năm 2020, điểm trung bình bài thi môn Ngữ văn là 6,62. Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 7 điểm. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 75.779 (chiếm tỷ lệ 9%). Có 2 thí sinh đạt điểm 10 trong bài thi môn Ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, đề Ngữ văn rơi vào tác phẩm "Sóng" và yêu cầu thí sinh cảm nhận về 3 khổ thơ 2, 3, 4 và nhận xét về sự nữ tính của tác giả Xuân Quỳnh. Đề thi được nhận xét phù hợp với mục đích xét tốt nghiệp và học sinh cảm thấy không quá bất ngờ về cấu trúc đề thi năm nay.

Năm 2021, Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước cho thấy có 978,027 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn trong đó điểm trung bình là 6.47 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 172 (chiếm tỷ lệ 0.02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 117,915 (chiếm tỷ lệ 12.06%).

> Sáng nay thi môn đầu tiên, thí sinh lại rủ nhau... đoán đề văn

> Học bạ 9 điểm một môn mới đỗ ngành hot đại học

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp