GMAT là gì?
GMAT (viết tắt của Graduate Management Admission Test) là một bài thi bằng tiếng Anh trên máy tính. Chứng chỉ GMAT được cấp sau khi bạn hoàn thành tốt bài thi này có trị quốc tế. Trung bình đạt khoảng 500/800 điểm GMAT là bạn đã có thể vào học tại một trường ĐH tốt tại nước ngoài. Một số trường danh tiếng có thể yêu cầu mức GMAT cao hơn khoảng 730/800.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.800 chương trình quản lý và kinh doanh sau đại học dùng GMAT là một tiểu chí tuyển sinh. Là chứng chỉ công nhận trình độ qua từng mức điểm nên GMAT không có khái niệm đỗ và trượt. Mỗi trường thường quy định một mức điểm GMAT tối thiểu riêng nên điểm GMAT càng cao thì cơ hội trúng tuyển và giành học bổng càng lớn.
GMAT không phải là bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh như TOEFL, IELTS hay bài thi kiểm tra trí thông minh mà GMAT là bài kiểm tra khả năng phân tích đọc suy luận trong các chủ đề về định lượng và vấn đáp.
Để đạt được điểm cao trong kỳ thi, các học viên phải nắm rõ được cấu trúc, chỉ dẫn và hiểu được ý của người ra đề thi là điều cấp bách! Và vì GMAT là bài kiểm tra có áp lực về thời gian làm bài (thí sinh có thời gian ít hơn 2 phút cho mỗi câu hỏi), vì thế thí sinh phải sử dụng những chiến lược giải quyết các câu hỏi không phải theo khuôn khổ mà phải làm những câu hỏi theo một cách linh hoạt để tiết kiệm thời gian và sức lực là cách duy nhất để có thể đạt được điểm cao trong kỳ thi GMAT. học tiếng anh
GMAT: Điều kiện cần thiết để theo học MBA
Khi muốn theo học MBA tại một số đất nước bạn cần phải có chứng chỉ GMAT, rất quan trọng và cũng rất khó khăn. Chắc hẳn chúng ta đã biết Graduate Management Admission Test (GMAT) là điều kiện tối cần thiết cho những bạn đang muốn hoặc sẽ theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý vì GMAT đem đến cho sinh viên cơ hội đến với các trường kinh doanh hàng đầu trên thế giới. Nhiều trường kinh doanh xem GMAT là điểm chuẩn để đánh giá trình độ, kiến thức cũng như kỹ năng ứng dụng của sinh viên.
Tìm hiểu về chứng chỉ GMAT (Graduate Management Admission Test)
Các kỳ kiểm tra GMAT
Các kỳ kiểm tra GMAT được quản lý bởi Hội đồng “Graduate Management Admission Council” (GMAC) và GMAT đồng thời được khoảng 1900 trường kinh doanh trên thế giới dùng để tuyển chọn đầu vào cho hơn 5000 chương trình. Về cơ bản thì điểm số GMAT được tính dựa vào khả năng phân tích, trình bày và các kỹ năng khác.
Mô hình kiểm tra này được duy trì trong nhiều năm nhưng hiện nay, GMAC đã công bố 1 mô hình mới cho bài test GMAT, trong đó , kỹ năng quản lý thời gian sẽ phải tốt hơn cũng như khả năng phân tích, đánh giá. Cũng so với hình thức trước đây, 1 phần mới – Intergrated Reasoning – cũng được thêm vào. Tuy nhiên thời gian làm bài tối đa thì sẽ không được thêm vào hay rút ngắn. Nói cách khác là vẫn y như cũ!
Mô hình làm bài thi GMAT
Mô hình làm bài kiểu mới sẽ bao gồm bốn phần, bao gồm: Analytical Writing Assessment, Integrated Reasoning, Quantitive và Verbal. Bên cạnh đó, phần Analytical Writing Assessment sẽ được tổng hợp thành 1 bài essay, ví dụ như Analysis of Argument thay vì 2 như trước đây.
Trái với suy nghĩ của mọi người, tổng thời gian sẽ được giữ nguyên như cũ tuy thời gian dành cho mỗi phần làm bài sẽ có sự điều chỉnh. Analytical Writing Assessment , Intergrated reasoning sẽ là 30 phút/ phần và phần Verbal và Quantitative sẽ là 75 phút/ phần. Lưu ý rằng phần Integrated reasoning (bao gồm 12 câu hỏi bao gồm biểu đồ và bảng) sẽ bổ sung 1 chiều hướng mới là đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của thí sinh. Vì thế, để có được kết quả, thí sinh sẽ phải “đấu tranh” bằng cách tổng hợp, diễn giải, đồng hóa, công nhận và đánh giá vấn đề. Dĩ nhiên thí sinh sẽ được cung cấp 2 đến 3 nguồn thông tin để đánh giá kết quả.
Hơn nữa, điểm số của phần Integrated reasoning sẽ tính tách biệt và không được gộp vào tổng điểm. Ngoài ra thì tiêu chuẩn của các phần còn lại vẫn không đổi. Mục tiêu của sự thay đổi này là nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn cao về sàng lọc kỹ năng quản lý của thí sinh.
Theo Infonet