Sự kiện: Giáo Dục, Tuyển Sinh

 

Tin liên quan:

 

thiet_thoi_cua_giao_vien_day_nhieu

Minh họa: Giáo viên dạy nhiều chịu thiệt thòi

 

Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21-10-2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành, quy định thời gian làm việc của giáo viên THCS và THPT trong năm học là 42 tuần, trong đó: 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học; 3 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học

 

Theo quy định về việc thực hiện chế độ trả phụ cấp dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập thì số giờ dạy thêm được tính bằng số giờ  tiêu chuẩn thực hiện trừ đi số giờ tiêu chuẩn định mức; số giờ tiêu chuẩn thực hiện bằng số giờ thực tế giảng dạy được quy đổi theo giờ tiêu chuẩn cộng với số giờ thực hiện các công việc khác được quy đổi theo giờ tiêu chuẩn (nếu có); tiền lương dạy thêm giờ bằng số giờ dạy thêm nhân với tiền lương dạy thêm 1 giờ; tiền lương dạy thêm một giờ thì bằng tiền lương 1 giờ dạy nhân với 150%.

 

Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21-10-2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành, quy định thời gian làm việc của giáo viên THCS và THPT trong năm học là 42 tuần, trong đó: 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học; 3 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

 

Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên THPT là 17 tiết/tuần. Như vậy, một năm học có 37 tuần thì một giáo viên phải thực hiện 629 tiết tiêu chuẩn. Trong lúc đó, số giờ tiêu chuẩn định mức của chương trình lại chỉ khống chế 35 tuần nên khi nhân với định mức 17 tiết, con số đó là 595 tiết. Như vậy, có sự chênh lệch 2 tuần so với số tiết tiêu chuẩn, tương đương với 34 tiết, nên giáo viên nếu phải dạy 18 tiết/tuần thì trong 35 tuần sẽ phải dạy 630 tiết nhưng chỉ thừa đúng 1 tiết; hoặc nói cách khác là người dạy 17 tiết cũng bằng người dạy 18 tiết.

 

Chẳng hạn: Một người dạy một năm học theo tiết tiêu chuẩn định mức là 17 x 37 = 629 tiết, nếu dạy 19 tiết/tuần thì đáng lẽ số tiết thực dạy phải là 703 tiết và sẽ thừa giờ được 74 tiết. Nhưng do khi tính thừa giờ chỉ khống chế tính trong 35 tuần (số giờ tiêu chuẩn định mức của chương trình) nên chỉ được tính trong 665 tiết, số tiết thừa giờ thay vì 74 tiết chỉ còn lại 36 tiết.

 

Bất cập trên gây nhiều bức xúc cho giáo viên dạy nhiều hơn 17 tiết/tuần. Bộ GD-ĐT cùng các bộ, ngành liên quan  nên xem xét lại vấn đề này để khỏi thiệt cho giáo viên.

 

Tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, trường quốc tế

Kenhtuyensinh (nld)


Bài: Giáo viên dạy nhiều chịu thiệt thòi