Đây là bài toán không quá khó, nhưng theo chúng tôi cũng không thật sự dễ dàng nếu muốn giải quyết tận gốc rễ vấn đề này, muốn khắc phục được chúng ta càn phải nghiêm túc giải quyết từ cả hai phía người học và người dạy.

Phía người dạy, việc cần thiết là thầy cô phải tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cho chất lượng các bài giảng trước khi lên lớp, căn cứ vào từng tiết học, từng bài học cụ thể, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau, để thu hút sự tò mò, hiếu kỳ, kích thích sự hứng thú của người học. Hệ thống câu hỏi cũng phải hết sức chú ý không nên dễ quá hoặc khó quá, cung không nên quá ngắn hoặc quá dài, câu hơi cũng nên theo kiểu gợi mở, gắn liền với đời sống thực tiễn. Mặt khác, trước mỗi giờ dạy, bằng khả năng nghiệp vụ của mình, giáo viên có thể tạo ra một bầu không khí gần gũi, thân thiện, cởi mở cho người học để rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò như kể một câu chuyện vui có tính giáo dục, một tình huống pháp luật, một mẫu chuyện nho nhỏ về các nhà khoa học trong và noài nước, một vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế mới mẻ của đất nước liên quan đến môn học nhằm giảm bớt căng thẳng áp lực cho các em, khuyến khích các em chăm học, chăm phát biểu, để “mối thầy cô thực sự là một tấm gương về tự học và sáng tạo”. Đồng thời, Bộ GD&ĐT, sở, ngành và các nhà trường THPT cũng cần xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng và xếp loại hạnh kiểm học sinh sau mối tuần, mỗi tháng, mỗi học kỳ và mỗi một năm học; có biện pháp nghiêm khắc với những học sinh lười biếng, nhác nhớn ỷ lại, tránh hiện trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”, không chạy với căn bệnh “thành tích”. Ở trường tôi, một số giáo viên chủ nhiệm cũng có cách làm khá hay (có thể không còn mới đói với một số trường)là giao cho mỗi tổ học sinh một cuốn sổ theo dõi các thành viên, trong đó mục xung phong xây dựng phát biểu bài mới là một trong nhưng tiêu chí đánh giá ý thức học tập của thành viên tổ mình; cuối mỗi tuần, mỗi tháng, trong giờ sinh hoạt lớp bao giờ cũng giành một ít thời gian cho công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh; ngoài những tiêu chí như nề nếp, chuyên cần, trực nhật vệ sinh, trang phục, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài mớiv.v.. thì tham gia xây dựng phát biểu bài trở thành “phần cứng” để chấm điểm, đồng thời thầy cô cung phải có hình thức khen thưởng , chấm điểm kịp thời đối với những học sinh có câu trả lời hay; đối với những học sinh trả lời chưa tốt, thầy cô cũng phải khéo léo trong việc nhắc nhở, tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng tự ái của học sinh; nhà trường cũng cần tổ chức các câu lạc bộ, các chuyên đề, các buổi thảo luận, ngoại khóa để tăng cường khả năng tranh luận, khả năng giao tiếp, ứng khẩu của các em.



Hình minh hoạ

Phía Nhà trường cũng đồng thời phải mua sắm thêm các thiết bị thí nghiệm thực hành, xây dựng thư viện đọc phục vụ cho nhu cầu học sinh học tập theo kiểu cộng đồng, và coi đây cũng là một tiêu chí thi đua của ngành, tránh tình trạng chỉ học lý thuyết chung chung làm cho việc học không gắn với hành, với khả năng ứng dụng vào đời sống thực tiên. Tránh hiện tượng nhàm chán trong các em.

Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng phải giành thời gian quan tâm thăm lớp dự giờ, động viên thầy trò và nhà trường, quan tâm đến diến biến tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh để từ đó tìm ra các giải pháp động viên kịp thời, tránh tình trạng hiện nay là Hội chỉ mới hoạt động một chiều là nhận kế hoạch từ nhà trường, chỉ hoạt động định kỳ một năm hai lần vào dịp đầu năm và cuối môi năm học, còn mọi diễn biến khác thì hầu như phó mặc cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.

Phía người học, cũng cần được cung cấp thông tin về vai trò tác dụng to lớn của việc tham gia xây dựng phát biểu bài, cần tự giác thực hiện nghĩa vụ học tập của mình, trước khi muốn thầy cô giảng dạy nhiệt tình, hết mình cho bài giảng, bởi có một thực tế hiện nay là, yêu cầu của xã hội, của học sinh, phụ huynh ngày càng cao, đò hỏi ngày càng lớn từu phía thầy cô, nhà trường, nhưng người học lại em thường bộ môn, số ít khác chỉ quan tâm đến quyền mà quên mất nghĩa vụ của mình.




Theo: GDTD