Tại sao nên chọn Mỹ là nơi du học ngành nghệ thuật?
1. Nền giáo dục chất lượng: Các trường đại học của Mỹ luôn được đánh đánh giá là nền giáo dục chất lượng cao trên toàn thế giới, các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học tại Mỹ luôn có các lợi thế nhất định khi tham gia ứng cử việc làm.
Không chỉ được đánh giá cao về bằng cấp, các công ty và tổ chức quốc tế còn đánh giá cao các kỹ năng mềm cũng như việc thích ứng cao với môi trường làm việc quốc tế của các sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ.
Du học Mỹ ngành Nghệ thuật
2. Sự đa dạng về văn hóa: Nhiều sinh viên đến Mỹ chắc chắn sẽ thấy những hình ảnh văn hóa của nước mình trong văn hóa Mỹ, hoặc tích cực hoặc tiêu cực, từ những gì họ đã quan sát thấy trên truyền hình và phim ảnh. Tuy nhiên, văn hóa chính thống của Mỹ là vô cùng đa dạng và phức tạp và thay đổi từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý khác, giữa nông thôn và thành thị, và có thể chịu ảnh hưởng đặc biệt từ các cộng đồng dân tộc tại từng khu vực.
Ngày nay, văn hóa Mỹ đề cao tính cá nhân bất kể bạn thuộc dân tộc, tôn giáo hay xã hội nào. Tính độc lập và tự chủ được dạy từ khi còn nhỏ, tính cạnh tranh được khuyến khích và thành tích được khen ngợi.
3. Dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế: Tại hầu hết các cơ sở đào tạo đều có dịch vụ của các "Văn phòng Hỗ trợ Sinh viên Quốc tế" nhằm giúp sinh viên nước ngoài học tập và sinh hoạt trong môi trường mới. Từ các chương trình hướng dẫn vào lúc bắt đầu khoá học cho đến trợ giúp viết sơ yếu lý lịch khi bạn chuẩn bị tốt nghiệp, bạn luôn thấy mọi người trong trường đều quan tâm đến sự thành công của bạn.
4. Công nghệ đào tạo hiện đại: Phương pháp giáo dục của Mỹ tạo cho sinh viên lối tư duy và hành động năng động và tự chủ. Các học sinh được thực hành nhiều hơn học lý thuyết, được tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại và hiệu quả. Thêm vào đó, các trường đại học của Hoa Kỳ tự hào là luôn đi tiên phong về công nghệ và kỹ thuật giáo dục, và tạo điều kiện cho sinh viên có thể sử dụng thiết bị và các tài liệu học tập tốt nhất có thể được. Thậm chí nếu lĩnh vực của bạn không trực tiếp liên quan đến khoa học hay kỹ thuật, bạn cũng sẽ trở nên thành thạo trong việc sử dụng công nghệ hiện đại nhất để thu thập và xử lý thông tin. Bạn cũng sẽ tìm ra cách thức để liên lạc với những đồng nghiệp trên toàn thế giới trong suốt quãng thời gian làm việc sau này của bạn.
Một số trường đào tạo nghệ thuật hàng đầu tại Mỹ
- Đại học Yale
- Viện nghệ thuật Chicago
- Đại học California – Los Angeles
- Đại học Virginia
- Viện nghệ thuật California
- Đại học Carnegie Mellon
- Viện Nghệ thuật California
Xem thêm:
Tại sao nên chọn Viện Nghệ thuật California?
California là bang có rất nhiều người Việt Nam định cư, sinh sống nên các du học sinh ít phải đối mặt với sự phân biệt chủng tộc và dễ dàng hơn để hòa nhập với cuộc sống. Ngoài việc sống ở kí túc xá bạn cũng có thể sống với người bản địa theo hình thức homestay. Chi phí sinh hoạt ở Carlifornia tuy hơi đắt đỏ (chỉ kém New York 1 chút) nhưng môi trường sống ở đây lại rất thuận tiện cho các bạn sinh viên như phương tiện đi lại vv, cho nên rất nhiều sinh viên Việt Nam đã chọn California để du học.
Viện Nghệ thuật California thuộc sở hữu của tập đoàn quản lý giáo dục nằm ở Santa Ana, California. Trường trực thuộc Argosy University, và liên kết với hệ thống Viện Nghệ thuật của hơn 40 cơ sở giáo dục khác. Khuôn viên trường bao gồm 13 phòng ban nghệ thuật, hai viện nghệ thuật ứng dụng, viện Ẩm thực quốc tế, nhà hàng Fifty Forks và nhà ký túc xá.
Khuôn viên Viện Nghệ thuật California – Orange County có trụ sở chính tại 3601 Ave Sunflower W, nằm ở góc phía đông nam của Harbor Blvd. và W Sunflower Ave. Đây là nơi mà phần lớn các lớp học được tổ chức và giảng dạy. Tòa nhà thứ hai nằm tại 3501 Ave Sunflower W bao gồm văn phòng hành chính, thư viện và một số phòng học. Tòa nhà thứ ba, nằm tại 3511 Ave Sunflower bao gồm nhà hội thảo thiết kế công nghiệp, phòng may mặc thiết kế thời trang và các lớp học thêm.
Các chương trình học nghệ thuật của trường gồm:
- Nghệ thuật ẩm thực
- Làm bánh
- Thiết kế nội thất
- Thiết kế thời trang
- Thiết kế Đồ họa
- Quảng cáo
- Nhiếp ảnh
- Đồ họa ảnh
- Đồ họa kĩ thuật số
- Mỹ thuật đa phương tiện
- Thiết kế web
- Thiết kế game
Chi phí học tập:
- Học phí : $18,648
- Ăn ở: $10,428
- Sách vở và đồ dùng học tập: $1,656
- Các khoản phụ phí: $300
Điều kiện đầu vào:
- Hoàn thành mẫu đơn xét tuyển vào trường
- Bài luận 150 từ
- Hoàn thành Enrollment Agreement
- Bản sao học bạ, bảng điểm
- Chứng minh trình độ anh ngữ: TOEFL 500 (Paper); 173 (Computer); 61 (Internet Based Test [i-BT])
- Bản sao hộ chiếu
- Chứng minh tài chính
- Giấy khám sức khỏe
- Phí xét tuyển không hoàn lại $50
4 điều quyết định việc theo học Nghệ thuật khi du học Mỹ
Thầy Ed Schoenberg (chủ tịch quản lý tuyển sinh) tại trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Otis (Hoa Kỳ) chia sẻ về 4P mà theo thầy là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký vào một trường Nghệ thuật: Passion, Preparation, Portfolio, Potential)
1. PASSION – Đam mê: Theo thầy Ed Schoenberg, việc đam mê với nghệ thuật vô cùng quan trọng vì đó là yếu tố cần thiết để “giữ chân” bạn hàng giờ đồng hồ trong xưởng sáng tác. Phải có đam mê, bạn mới sẵn sàng thử thách chính mình được mỗi ngày.
Vậy làm thế nào để “cân đo đong đếm” đam mê của hàng trăm ứng cử viên mỗi ngày? Câu trả lời của thầy là qua việc đọc các Personal Statement (Bài luận cá nhân) để tìm hiểu tại sao bạn muốn học Thiết kế và Nghệ thuật. Ở khâu này, việc đã từng tham gia các hoạt động làm nghệ thuật tại trường cấp III hay các trường Cao đẳng cộng đồng sẽ giúp bạn ghi điểm.
Thầy Schoenberg quan niệm rằng, ngay cả khi nhà trường không tổ chức dạy các môn về Nghệ thuật, một người đam mê thực sự sẽ tham gia các chương trình ngoại khóa, chương trình mùa hè hay tự làm những dự án cá nhân.
Những điều mà giáo viên cũ nhận xét về bạn cũng rất quan trọng trong quyết định tuyển sinh. Cuối cùng, chính portfolio sẽ giúp bạn chia sẻ đam mê của mình với đại diện tuyển sinh của trường, cũng như cách bạn nói về đam mê đó trong buổi phỏng vấn cá nhân. Nhiều trường Đại học, Cao đẳng cũng thường khuyến khích sinh viên tham gia các buổi tham quan trường để hai bên tìm hiểu lẫn nhau vào dịp này.
2. PREPARATION – Có sự chuẩn bị: Có một bất ngờ nhỏ là trường Otis sẽ nhìn nhận sự chuẩn bị của bạn không chỉ vào các khóa học Nghệ thuật mà còn vào bảng điểm và CV của bạn.
Quan niệm chỉ giỏi những môn Art là đủ không còn ứng với trường Otis. Bởi vì theo thầy Schoenberg, để tốt nghiệp và sở hữu tấm bằng Cử nhân Mỹ Thuật (Bachelor of Fine Arts) (BFA), bạn có chữ “B” gồm các môn Tiếng Anh, Toán, Khoa học, Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tại bước này, nhà trường sẽ xem những môn bạn đã theo học trước đây và kết quả học tập của bạn thế nào. Bạn đã được bao nhiêu điểm SAT hay ACT (các trường Nghệ thuật và Thiết kế thường đòi hỏi một trong những bài kiểm tra này) hay những khóa học Art nào bạn đã theo đuổi?
Bạn đã biết lên kế hoạch cho việc học tập và làm việc của mình tại một đất nước mới? Bạn đã có kinh nghiệm để "sống sót" ở vùng đất mới? Ngay bây giờ hãy đăng ký ngay Khóa học Lập kế hoạch du học tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn để lên kế hoạch dài hạn cho việc học tập, sinh sống và làm việc của mình được hiệu quả hơn nhé.
3. PORTFOLIO – Portfolio: Thầy Schoenberg nói: “Việc vào đại học đã là một thử thách lớn, nhưng đăng ký vào một trường Nghệ thuật lại càng khó khăn hơn vì bạn cần phải có một trong những thứ mà các trường Đại học khác không yêu cầu – portfolio.”
Mỗi trường sẽ có một tiêu chí khác nhau về portfolio nhưng hầu hết các trường đều muốn nhìn thấy ba điều ở ứng viên: năng lực, sự tiến bộ và sở thích cá nhân.
Bộ portfolio của bạn cần tổng hợp những tác phẩm công phu nhất thuộc về Vẽ quan sát mẫu (Observational drawing), cách phối màu (color composition) và ý tưởng(concept). Trường Otis thường muốn đánh giá mỗi ứng viên qua ít nhất là 12 (nhiều nhất là 20) tác phẩm.
Trong đó, ít nhất một nửa các tác phẩm phải được vẽ qua quan sát mẫu (Observational drawing): quan sát từ một vật ba chiều (đời sống, chân dung, landscape). Chẳng hạn nếu bạn tự vẽ chân dung bản thân thì phải vẽ chính mình qua gương. Những tác phẩm này được yêu cầu phải là tác phẩm gốc, không phải vẽ lại từ ảnh hay các tác phẩm mỹ thuật hay trí tưởng tượng cá nhân.
Một nửa số tác phẩm còn lại cần phải nêu được những điểm mạnh và sở thích cá nhân mà không cần giới hạn qua việc vẽ quan sát. Trên thực tế, những tác phẩm có ý tưởng và thử nghiệm độc đáo thường rất được khuyến khích.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mang đến những công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau như Nhiếp ảnh, Video, Vẽ, Điêu khắc, Làm đồ sức, Kỹ thuật số, Thiết kế đồ họa.
4. POTENTIAL – Tiềm năng: Không phải sinh viên nào được nhận vào trường Mỹ thuật và Thiết kế cũng đều đã có kĩ năng sẵn rồi (vì nếu vậy thì họ đã không cần đi học). Vì vậy trường Otis thường rất quan tâm tới những sinh viên tiềm năng. Nếu ba yếu tố P đầu tiên là đam mê, có sự chuẩn bị từ sớm và portfolio giúp nhà trường quyết định việc nhận ai vào trường thì yếu tố còn lại cũng quan trọng để khuyến khích những ứng viên tiềm năng cho năm học tiếp đó.
Khi xem portfolio của mỗi ứng viên, nhà trường sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích vì vậy hãy quan tâm lắng nghe để thành công vào dịp sau.
Thầy cũng cho biết, với sự phát triển và thương mại hóa, nhiều ngành công nghiệp âm nhạc, truyền hình, quảng cáo, marketing, đồ chơi, phần mềm máy tính… đều tìm đến các nghệ sĩ và nhà thiết kế nhiều hơn.
Vậy nên, đây là khoảng thời gian bạn nên quyết định đầu tư vào đam mê của mình bằng cách theo học bài bản tại các trường Nghệ thuật và Thiết kế nếu thực sự muốn theo đuổi lĩnh vực này trong tương lai.
Bạn đọc quan tâm tới các trường ĐH tại Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.