Theo đó, tại Indonesia, học sinh không bắt buộc phải trải qua kỳ thi quốc gia và các kỳ thi tương đương để được xét tốt nghiệp hoặc chuyển lên cấp học cao hơn.

Một số vấn đề cần giải quyết khi đổi mới sách giáo khoa

Một số vấn đề cần giải quyết khi đổi mới sách giáo khoa

Sau khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, các địa phương đã đưa ra những vấn đề cần được giải quyết để thực hiện tốt hơn.

Dịch COVID-19: Indonesia chính thức bãi bỏ kỳ thi THPT Quốc Gia  - Ảnh 1

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, học sinh Indonesia sẽ không còn tham gia kỳ thi THPT

Theo thông tư nói trên, học sinh không bắt buộc phải trải qua kỳ thi quốc gia và các kỳ thi tương đương để được xét tốt nghiệp hoặc chuyển lên cấp học cao hơn. 

Học sinh được công nhận tốt nghiệp một cấp học hoặc một khóa đào tạo sau khi hoàn tất chương trình học tập, đạt điểm hạnh kiểm tối thiểu và tham dự các kỳ thi cuối kỳ hoặc tay nghề do các cơ sở giáo dục tự tổ chức.

Trước đó vào tháng 12-2019, Bộ trưởng Nadiem Makarim đã công bố 4 chính sách giáo dục mới mang tên "Merdeka Belajar" (Tự do học tập), trong đó có việc bãi bỏ các kỳ thi quốc gia từ năm 2021. 

Theo đó, các kỳ thi quốc gia được đổi thành kỳ thi "đánh giá năng lực tối thiểu" và "khảo sát nhân cách" với các nội dung gồm khả năng ngôn ngữ (đọc, viết), khả năng toán học và giáo dục nhân cách.

Ngoài việc bãi bỏ các kỳ thi quốc gia, Chính phủ Indonesia cũng ban hành chính sách mới liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá trường chuẩn quốc gia (USBN). Theo kế hoạch, USBN được triển khai cho các trường học trên khắp cả nước bắt đầu vào năm 2021.

Theo Bộ trưởng Nadiem Makarim, chính sách mới nói trên có tham khảo các chương trình đánh giá giáo dục quốc tế có uy tín như PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) và TIMSS (Xu hướng nghiên cứu toán học và khoa học quốc tế).

Theo Tuổi Trẻ