1.      Quản trị kinh doanh
  • Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Marketing, Tài Chính- Kế toán
  • Với phòng mô phỏng kinh doanh hiện đại, sinh viên được trang bị các hiểu biết cơ bản về pháp luật và xã hội, kiến thức chuyên môn tiên tiến bằng tiếng Anh.
  • Sinh viên ra trường cókhả năng làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn trong nước; hoặc chung vốn lập công ty cổ phần.
 
2.      Công nghệ sinh học
  • Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học phân tử, Công nghệ sinh học Y sinh, Công nghệ Sinh học Công nghiệp, Công nghệ sinh hoc Biển và Môi trường
  • Ngành học trang bị cho người học kiến thức hiện đại về công nghệ sinh học và các kỹ năng chuyên môn cần thiết thuộc các lĩnh vực trên.
  • Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các cơ sở sản xuất, khám chữa bệnh, kiểm nghiệm, … trong và ngoài nước; Nghiên cứu viên hoặc giảng viên công nghệ sinh học; Chuyển tiếp học cao học hoặc nghiên cứu sinh ở nước ngoài
3.      Công nghệ thực phẩm
  • Chuyên ngành: Kỹ sư CNTP theo hướng kỹ nghệ-sản xuất, Kỹ sư CNTP theo hướng quản lý và dịch vụ
  • Ngành học đào tạo các kỹ sư có khả năng nghiên cứu phát minh ra những sản phẩm thực phẩm mới có lợi cho sức khỏe con người; ứng dụng; tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm; tư vấn đầu tư chuyển giao công nghệ và thiết kế, lắp đặt, vận hành các dây chuyền sản xuất thực phẩm.
  • Khi tốt nghiệp sinh viên ngành có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề,... các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất thực phẩm, các tập đoàn trong nước và quốc tế có hoạt động kinh doanh và sản xuất thực phẩm.
 
4.      Điện tử viễn thông
Chuyên ngành: Điện tử - Viễn thông

Sinh viên tốt nghiệp có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh trong lĩnh vực công nghệ với một kiến thức cơ sở hoàn chỉnh và các kỹ năng trong lĩnh vực điện tử và thông tin liên lạc phục vụ cho các nhu cầu của công nghiệp cũng như hàn lâm.
  •  Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể:
    •  Nghiên cứu hoặc quản lý các dự án sản phẩm điện tử hoặc thiết kế vi mạch
    •  Vận hành và phát triển các mạng máy tính, viễn thông, phát thanh và truyền hình.
    •  Làm việc trong các công ty viễn thông quốc tế, viễn thông quốc nội, công ty điện thoại, công ty truyền số liệu và các công ty chứng khoán,…
    •  Trở thành nhà nghiên cứu hoặc giảng viên cho các trường, viện.
    • Theo học các văn bằng sau đại học tại các trường trong và ngoài nước.
5.      Công nghệ thông tin
  • Ngành: Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Kỹ sư tốt nghiệp có kiến thức cơ bản vững vàng và kiến thức về các công nghệ tiên tiến nhất, có kỹ năng công nghệ thông tin chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế và được kiểm định bởi Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN).
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể:Là cán bộ kỹ thuật, có năng lực tham gia, phối hợp hoặc quản lý các dự án về công nghệ thông tin (phần cứng, mạng hay phần mềm) trong các công ty và cơ quan trong và ngoài nước.
  • Tiếp tục học bậc sau đại học (trong và ngoài nước) trở thành các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong các trường đại học, các viện nghiên cứu hoặc khu vực công nghiệp.
6.      Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Chuyên ngành: Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (KTHTCN)

KTHTCN là một lĩnh vực đa ngành ứng dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn về toán, vật lý, tin học, kinh tế, quản lý, khoa học xã hội, kết hợp với các nguyên lý và phương pháp phân tích và thiết kế kỹ thuật nhằm tối ưu hóa sự vận hành các hệ thống công nghiệp. Ngành KTHTCN đào tạo các kỹ sư có kiến thức mạnh, kỹ năng vững vàng về thiết kế hệ thống, điều hành, cải tiến và tái thiết kế các hệ thống công nghiệp bao gồm sản xuất và dịch vụ như nhà máy, công ty, các cơ sở dịch vụ...

Ngành KTHTCN đào tạo các Quản đốc phân xưởng, các Giám đốc Quản lý Sản xuất, các Kỹ sư kế hoạch, điều hành nhà máy, công ty, các nhà quản lý sản xuất và dịch vụ.

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư KTHTCN có thể:

  • Làm việc tại nhà máy sản xuất, công ty dịch vụ, viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan chính phủ, cơ sở cung cấp dịch vụ: bệnh viện, hàng không, nhà hàng, khách sạn …
  • Hoạt động trong các lĩnh vực quản lý sản xuất, quản lý vật tư, tổ chức hậu cần (logistics), chuỗi cung ứng (supply chain), quản lý chất lượng, thiết kế và  bố trí mặt bằng,  thiết kế cải tiến qui trình và điều phối hoạt động, lập kế hoạch và điều độ nguồn lực, quản lý dự án v.v..

7.      Kỹ thuật Y sinh
  • Chuyên ngành: Thiết bị Y tế, Y học tái tạo
  • Kỹ thuật Y Sinh (KTYS) là một lĩnh vực đa ngành, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào việc tạo ra các phương pháp nghiên cứu và thiết bị phục vụ cho sức khỏe cũng như giúp hiểu biết sâu hơn về các tiến trình sinh học của con người. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, Bộ môn KTYS tập trung vào định hướng Nghiên cứu Chế tạo và Ứng dụng Thiết bị Y tế nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa và chế tạo các thiết bị y tế.
  • Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư có thể:
    • Cộng tác với các bác sĩ trong việc điều trị cũng như nghiên cứu khoa học,
    • Làm việc trong các công ty thiết kế và cung cấp thiết bị y tế hay bệnh viện,
    • Trở thành doanh nhân có khả năng đưa ra thị trường những sản phẩm y tế mới, hoặc
    • Tiếp tục học sau đại học về ngành KTYS ở tại Việt Nam và nước ngoài.
8.      Quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản
  • Chuyên ngành: Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản, Công nghệ nuôi trồng thủy sản
  • Ngành đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi thủy sản; gắn kết chặt chẽ nội dung đào tạo với nhu cầu thực tiễn và các hướng nghiên cứu phát triển công nghệ mang tính chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam
  • Sinh viên được đào tạo có kiến thức chuyên môn tốt, kỹ năng làm việc thuần thục để:
  • Quản lí hiệu quả môi trường và nguồn lợi thủy sinh
  • Vận hành công nghệ/hệ thống sản xuất hiện đại
  • Cải tiến công nghệ/hệ thống
  • Phát triển công nghệ/kỹ thuật mới
  • Trợ giúp ra quyết định
  • Phẩm chất chính trị và sức khỏe và kỹ năng phần mềm
  •  Sinh viên tốt nghiệp có thể:
  • Tạo dựng và làm chủ doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ - sản phẩm mà xã hội, thị trường yêu cầu.
  • Cán bộ quản lí, Cán bộ kỹ thuật, Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu

9.      Tài chính – Ngân hàng

  • Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
  • Sinh viên được trang bị kiến thức lý thuyết và khả năng vận dụng các công cụ phân tích để đánh giá hoạt động tài chính, ra quyết định đầu tư liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp, và các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng.
  • Sinh viên tốt nghiệp được chuẩn bị để phát triển nghề nghiệp trong môi trường toàn cầu, năng động:
  • Nhà phân tích tài chính,
  • Nhà tư vấn tài chính công ty và cá nhân,
  • Quản lý quỹ đầu tư cho các tổ chức và cá nhân,
  • Môi giới chứng khoán,
  • Kế toán,
  • Kiểm toán,
Nhân viên ngân hàng (thẩm định dự án đầu tư, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro),

  • Chuyên viên tài chính của công ty. trong các tổ chức:
  •  Ngân hàng trong nước và quốc tế
  • Tổ chức tài chính – tín dụng và đầu tư
  • Công ty chứng khoán, bảo hiểm
  • Công ty kế toán – kiểm toán


Nguồn: ĐH QT TPHCM