Thạc sĩ Lê Văn Hiển - Phó trưởng phòng phụ trách phòng Đào tạo - ĐH Luật TP.HCM cho biết tuỳ vị trí ứng tuyển mà các cơ quan tuyển dụng sẽ có yêu cầu khác nhau.

TOP 7 câu trả lời bạn không nên dùng khi phỏng vấn tuyển dụng

TOP 7 câu trả lời bạn không nên dùng khi phỏng vấn tuyển dụng

Việc trả lời trực tiếp câu hỏi "Bạn biết gì về công ty chúng tôi?" sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn lười biếng thay vì làm việc chăm chỉ.

Bạn Nguyễn Khang đặt câu hỏi: "Với mong muốn được làm việc trong tòa án, cụ thể là thẩm phán, khi lấy bằng cử nhân luật tại các trường đào tạo ngành luật, sinh viên cần phải thêm những gì để có thể trở thành thẩm phán. Sinh viên có cần tốt nghiệp từ Học viện Tòa án mới được làm thẩm phán không?".

Thạc sĩ Lê Văn Hiển - Phó trưởng phòng phụ trách phòng Đào tạo - ĐH Luật TP.HCM, cho biết khi sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục đào tạo ngành luật như ĐH Luật Hà Nội, Học viện Tòa án, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kiểm sát Hà Nội, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM... sẽ nhận được bằng cử nhân luật.

Cử nhân Luật cần phải học thêm gì để có thể trở thành thẩm phán? - Ảnh 1

Theo ông Hiền, cơ hội việc làm của sinh viên cử nhân Luật rất đa dạng

"Sinh viên tốt nghiệp ngành luật có thể cộng tác trong các cơ quan nhà nước như Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát, Tòa án" - ông Hiển nói.

Đối với lĩnh vực Tòa án, ông Hiển cho biết theo quy định, khi sinh viên ra trường nộp hồ sơ tuyển dụng, các cơ quan tuyển dụng sẽ yêu cầu bằng cử nhân ngành luật. Trong đó, các cơ quan tuyển dụng vẫn có sự ưu tiên đối với các sinh viên tốt nghiệp từ Học viện Tòa Án.

Tuy nhiên, vị trí tuyển dụng của các sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo ngành luật vẫn đảm bảo tính công bằng và không có sự ưu tiên.

Theo ZING News