Ngành kinh tế phát triển là ngành học khá “trẻ” so với những ngành kinh tế khác. Vậy trong đợt tuyển sinh 2019, thí sinh có nên lựa chọn ngành này không và nên học ở đâu là tốt nhất?

> Học Nhóm ngành Kinh tế - Kinh doanh cần tố chất đặc thù nào?

> Làm thế nào để xác định thế mạnh nghề nghiệp của bản thân?

Học ngành Kinh tế phát triển ở đâu?

Hiện nay ở Việt Nam có một số trường đại học tham gia đào tạo ngành/chuyên ngành Kinh tế phát triển, nổi bật là Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính sách và phát triển, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, và trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

ngành Kinh tế phát triển

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành kinh tế phát triển

Kiến thức cơ bản về doanh nghiệp và thị trường

Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế phát triển ở hầu hết các trường đại học, học viện đều chú trọng trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh tế phát triển, song song với cung cấp kiến thức cơ bản về doanh nghiệp và thị trường.

Những chương trình này đồng thời chú trọng trang bị các kỹ năng làm việc cần thiết như phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích kinh doanh, phân tích tài chính, kết hợp với kỹ năng làm việc khác như sử dụng các phần mềm máy tính phân tích dữ liệu thống kê, kỹ năng thuyết trình...

Bên cạnh đó, hầu hết các chương trình đều áp dụng chuẩn đầu ra đối với người học. Theo đó, cử nhân ngành Kinh tế phát triển thường được yêu cầu bắt buộc hoàn thành tích lũy đủ số lượng tín chỉ theo yêu cầu của chương trình (khoảng 130 tín chỉ) và có chứng chỉ tin học quốc tế (IC3-chứng chỉ tin học văn phòng do Microsoft cấp), chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS tối thiểu 5.0 hoặc TOEIC tối thiểu 550 điểm).

Đặc biệt, chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế phát triển ở một vài trường đại học ở Việt Nam hiện nay như Học viện Chính sách và Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) hoặc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội còn được thiết kế để trang bị kiến thức chuyên sâu về kinh tế phát triển và chú trọng đặc biệt vào việc trang bị kỹ năng làm việc đối với chuyên ngành này, trước hết là việc ứng dụng các phần mềm máy tính phân tích thống kê, phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế và quản lý (big data), Blockchain (chuỗi khối), khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững.

Kiến thức nền tảng kinh tế được trang bị bài bản, chuyên sâu về Kinh tế phát triển, kỹ năng làm việc được rèn luyện, kết hợp với khả năng tiếng Anh được yêu cầu cao của chương trình, sinh viên tốt nghiệp các chương trình như vậy thường được các nhà tuyển dụng đánh giá khá cao.

Nhiều cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế phát triển chính vì thế có kiến thức nền tảng tốt, có kỹ năng làm việc và khả năng thích ứng khá tốt với yêu cầu việc làm ở cả khu vực nhà nước và doanh nghiệp. Theo thông tin từ các trường đại học/học viện có đào tạo ngành Kinh tế phát triển, cử nhân ngành Kinh tế phát triển thường có cơ hội việc làm tại các đơn vị:

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước: phòng Kế hoạch, phòng kinh doanh, ban dự án, phòng nhân sự, phòng marketing,..

Các tổ chức tài chính; bộ phận tín dụng; bộ phận nguồn vốn, phát triển sản phẩm; bộ phận quản lý chất lượng, phân tích tài chính; bộ phận dịch vụ khách hàng; bộ phận truyền thông; Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội từ trung ương đến địa phương: các Sở ban ngành, các Vụ, Viện.

Các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ về phát triển: bộ phận điều phối chương trình, dự án phát triển; bộ phận nghiên cứu, xây dựng, triển khai các dự án phát triển của quốc tế ở Việt Nam; Tự khởi nghiệp, triển khai các ý tưởng khởi nghiệp như mong muốn.

Chỉ tiêu tuyển sinh và khả năng trúng tuyển

Năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến ngành Kinh tế phát triển của một số trường đại học, học viện dự kiến như sau:

STT Trường

Chỉ tiêu dự kiến 2019

Điểm trúng tuyển năm 2018

Tổ hợp xét tuyển

1 Trường Đại học Kinh tế quốc dân

210

22,3

A00; A01; D01; D07

2 Học viện Chính sách & Phát triển

120

18,5*

A00, A01, D01, C01

3 Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

60

18,5*

A00, A01, D01, D90

4

Trường ĐH Kinh tế - ĐH QGHN

180

21,7

D01, A00, A01, C04

(*) điểm ngành Kinh tế xét chung.

Để biết thêm chi tiết về học phí, chỉ tiêu và các vấn đề xoay quanh ngành Kinh tế phát triển, thí sinh cần truy cập vào website chính thức của trường mình yêu thích.

Theo Dân trí