Bộ GD-ĐT đã bàn giao bốn trường dự bị đại học và phổ thông vùng cao về Ủy ban Dân tộc trong năm 2022.

Dù chi phí học thêm cao nhưng tại sao phụ huynh vẫn đầu tư?

Dù chi phí học thêm cao nhưng tại sao phụ huynh vẫn đầu tư?

Nhân dịp đầu năm học, các phụ huynh học sinh luôn xôn xao tìm địa chỉ dạy thêm để đưa con đến lớp sau giờ học. Tại sao dù học phí này cao nhưng nhiều...

Theo quyết định ngày 26/9 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký thay Thủ tướng, năm trường này gồm Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang, Dự bị Đại học TP HCM và Phổ thông vùng cao Việt Bắc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo được yêu cầu giữ nguyên trạng năm trường khi bàn giao, rà soát, bổ sung các quy định về quản lý giáo dục với các trường này.

Chuyển 4 trường dự bị đại học về Ủy ban Dân tộc - Ảnh 1

Chuyển 4 trường dự bị đại học về Ủy ban Dân tộc

Viên chức, người lao động công tác tại các trường cũng được chuyển trực thuộc cơ quan mới theo quy định. Khi tiếp nhận, Ủy ban Dân tộc chỉ đạo các trường xây dựng phương án, sắp xếp tổ chức lại, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

Đây là năm trường chuyên biệt có vai trò bồi dưỡng học sinh dự bị đại học, tạo nguồn cán bộ cho khu vực miền núi, vùng dân tộc trên cả nước. Hiện nay, năm trường này có khoảng 10.000 học sinh. Trong đó, trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc được thành lập từ năm 1957, là trường dân tộc nội trú duy nhất có cả ba hệ đào tạo THCS, THPT và Dự bị đại học dân tộc. Bốn trường dự bị đại học còn lại được thành lập trong năm 1975, 1976.

Tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, năm trường học nói trên cùng Trường Hữu Nghị T78, Trường Hữu Nghị 80 được chuyển giao về Ủy ban Dân tộc trong thời gian 2021 - 2023.

> Trường cho phép học sinh nhuộm tóc, thoa son nhưng không nổi bật

> Hơn một triệu học sinh miền Trung nghỉ học để tránh bão Noru

Theo VnExpress