Chứng chỉ IELTS đã và đang tạo nên cơn sốt trong những năm gần đây bởi nhiều lợi ích mà tấm bằng ấy mang lại. Thậm chí, IELTS còn đang dần được xem là một thước đo trình độ Nhưng trong mắt người bản xứ, IELTS có thật “thần thánh” như lời đồn?
IELTS là gì?
IELTS là bài thi đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh quốc tế dành cho các nước không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức. Bài thi bao gồm 4 kĩ năng nghe – nói – đọc – viết với độ khó phải gọi là "nhũn não". Nhưng một khi bạn đã chinh phục được IELTS rồi thì những cơ hội lớn về du học, định cư và việc làm sẽ được mở ra.
Với nhiều lợi ích mang lại, dần dần, người người nhà nhà đều cho con em học IELTS từ sớm. Bỏ nhiều công sức để “cày” một band điểm cao. Điều này dẫn đến việc dần dần, đa số mọi người đều có suy nghĩ IELTS không chỉ là một tấm vé cho nhiều cơ hội như công việc, học tập,... mà còn là một chiếc “thang đo trình độ Anh Ngữ”, rằng giỏi IELTS là sẽ “như đúc” người nước ngoài. Thế nhưng, đối với người bản xứ, họ không thực sự coi IELTS như một thước đo thuần túy về khả năng sử dụng tiếng Anh.
Vậy thật ra người bản xứ nghĩ gì về IELTS?
Để trả lời được câu hỏi "Người bản xứ nghĩ gì về IELTS", một cuộc khảo sát phỏng vấn đã diễn ra. Một nhóm người bản ngữ được hỏi với hai câu hỏi lấy trong phần Writring của đề thi IELTS như sau:
- Câu đầu tiên là “Should developing countries concentrate on improving industrial skills for economic gain, or should they promote educational reform first?
- Câu thứ hai: “Safety standards are important when it comes to building people’s homes, who should be responsible for enforcing strict building codes, industrial government bodies or private industry?”
Ý nghĩa của câu hỏi đại khái là “Những nước đang phát triển có cần tập trung cải thiện những kĩ năng công nghiệp để có lợi về kinh tế hay họ nên đẩy mạnh cải cách giáo dục đầu tiên?”
Câu thứ hai có nghĩa là “Tiêu chuẩn an toàn rất quan trọng khi xây dựng nhà dân, vậy ai là người chịu trách nhiệm cho việc thi hành luật xây dựng nghiêm ngặt, các cơ quan chính phủ về ngành này hay các công ty xây dựng?”
Kết quả đầy bất ngờ….
Họ hầu hết không trả lời được ngay, vì các câu hỏi cần kiến thức thực tế, tư duy nhiều. Những câu hỏi còn khó khi mà trả lời bằng ngôn ngữ mẹ đẻ huống gì là bằng một ngôn ngữ xa lạ khác.
Khi được biết đây chính là câu hỏi lấy từ đề thi IELTS ra thì những người bản ngữ cảm thấy bất ngờ và khó hiểu. Có người trả lời “Tôi không nghĩ là nó khó đến vậy?”, “Ồ thật à, tôi nghĩ nếu tôi đi thi cũng không biết sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?”.
Những người bản xứ bất ngờ với độ khó của IELTS
Vì theo họ để giao tiếp, sử dụng tiếng Anh tốt thì không cần phải hiểu biết sau những vấn đề này, và đây cũng không phải các đề tài họ thường hay nói trong giao tiếp hằng ngày. Độ khó của IELTS còn được nhiều người nói đến khi chính người bản ngữ cũng phải thi để chứng minh mình sử dụng tiếng Anh thành thạo. Tại một số nơi, người bản xứ vẫn phải thực hiện kì thi IELTS đáp ứng nhu cầu tuyển sinh ở một số trường. Từ kinh nghiệm của những người đã thi chia sẻ nếu bạn chủ quan đó là tiếng mẹ đẻ của mình mà không chuẩn bị gì thì khó đạt được điểm cao. Theo họ là do phần Listening chỉ được nghe một lần mà vừa nghe vừa ghi chú ý chính lại phải coi câu hỏi như thế nào nữa. Điều này đòi hỏi sự tập trung rất lớn của thí sinh nên dù kĩ năng nghe tốt nhưng bạn không chú ý thì cũng không làm được bài. Phần Reading thì đề thi sử dụng các cấu trúc câu khó, lồng ghép nhiều dạng, đoạn văn dài, cần kĩ năng skimming và scanning thành thạo. Phần Writing với họ cũng không dễ đối với những ai không chuẩn bị vì với người chưa bao giờ phân tích biểu đồ thì khó mà làm một bài writing đúng chuẩn.
Kết luận:
IELTS là kì thi khó đạt thành tích cao, không chỉ với chúng ta mà còn cả với người bản xứ. Vì vậy để chinh phục nó cần đầu tư thời gian và công sức rất nhiều. Tuy nhiên, IELTS không phải thử thách cách bạn giao tiếp với người bản xứ như thế nào mà để chứng tỏ bạn có kiến thức về xã hội, có khả năng đọc tài liệu tốt, viết đúng chuẩn. Mục đích là để kiểm tra bạn có thích hợp làm việc, học tập tại môi trường văn phạm này không. Bạn không cần quá quy chụp rằng nếu không có IETLS tức là bạn không có khả năng sử dụng tiếng Anh, chứng chỉ này không đại diện cho toàn bộ trình độ của bạn.
> 10 điều bạn cần ghi nhớ để luyện thi ielts thành công
> Những thông tin cần biết về kỳ thi ielts
Theo Edu2Review