20 câu hỏi thường gặp về việc luyện thi IELTS

1. IELTS là gì?: IELTS (đọc là /ˈaɪ.ɛlts/) (International English Language Testing System) là kỳ thi quốc tế đánh giá toàn diện 4 kỹ năng ngôn ngữ Nghe, Đọc, Viết, Nói của thí sinh. IELTS hiện là chuẩn ngôn ngữ cho các sinh viên du học tại các nước nói tiếng Anh, chuẩn đầu vào của một số trường Đại học tại Việt Nam và trên thế giới.

2. Tôi có thể thi IELTS thường xuyên không?: IELTS không giới hạn số lần thi, tuy nhiên các lần thi và điểm số của thí sinh đều được lưu lại.

3. Kỳ thi IELTS thường được tổ chức bao lâu 1 lần?: Thông thường tại Viêt Nam mỗi tháng có từ 2 đến 3 kỳ thi trải đều từ đầu đến cuối tháng, không có ngày cố định dành cho IELTS. (Tham khảo lịch thi IELTS năm 2014 tại đây)

Những thông tin cần biết về kỳ thi ielts

4. Tôi cần trình độ tiếng Anh như thế nào để đi thi IELTS?: IELTS đánh giá năng lực cho tất cả các thí sinh từ trình độ sơ cấp đến cao cấp theo thang điểm từ 0 đến 9. Tuy nhiên thông thường với mục đích học tập hay định cư, người đi thi cần có trình độ từ trung cấp trở lên để có thể đạt điểm số mong muốn.

5. Có nên tham gia các khóa học luyện thi IELTS hay tự ôn tập?: Kỳ thi IELTS có bố cục và dạng bài đặc thù, đa dạng, rất khác với các bài thi trong trường lớp tại Việt Nam sẽ khiến các thí sinh bỡ ngỡ. Các khóa học luyện thi giúp người học nắm bắt yêu cầu của bài thi, định hướng phương pháp, rèn luyện kỹ năng chuyên biệt, nhằm rút ngắn thời gian ôn tập và tăng điểm số đạt được.

6. Kết quả thi IELTS có giá trị trong thời gian bao lâu?: Cũng như các kỳ thi quốc tế đánh giá khả năng ngôn ngữ khác, kết quả IELTS có giá trị tối đa là 2 năm.

7. Để vào trường đại học tôi cần điểm IELTS như thế nào?: Các trường có thể yêu cầu điểm số IELTS khác nhau tùy thuộc vào bậc học, ngành học và quốc gia. Thông thường, mức điểm 5.0 – 5.5 là đủ cho cấp bậc cao đẳng; và 6.0 – 6.5 là mức điểm thông thường các trường đại học yêu cầu. Tuy nhiên, với một số khóa học chuyên môn cao như Luật, Y, Nha khoa... mức điểm cần có thể lên đến 7.0 – 8.0. Trước khi thi bạn nên tham khảo thông tin cụ thể của trường mà bạn định đăng ký.

8. Bao lâu sau kỳ thi thì có kết quả?: Bạn sẽ nhận được kết quả sau 13 ngày kể từ ngày thi.

9. Tôi có phải làm tất cả các kỹ năng trong cùng một ngày không?: Kỹ năng Nghe, Đọc và Viết được làm trong cùng 1 ngày. Bài thi nói thông thường cũng vào ngày này nhưng cũng có thể được tổ chức 1 hay 2 ngày sau đó tùy vào sự sắp xếp của trung tâm mà bạn đăng ký. -> Xem thêm: 10 điều bạn cần ghi nhớ để luyện thi ielts thành công

10. Tuổi quy định để đăng ký thi IELTS là bao nhiêu?: Các tiêu chí của kỳ thi IELTS không thích hợp lắm với các thí sinh dưới 16 tuổi.

11. Tôi nghe nói có hai thể thức thi IELTS Học thuật (Academic) và Tổng quát (General), có nhiều khác biệt giữa 2 thể thức không?: Có. Thể thức thi Học thuật (Academic) được thiết kế để đánh giá năng lực học tập trong môi trường tiếng Anh ở bậc đại học hoặc sau đại học. Điểm số của IELTS General KHÔNG đủ cơ sở và KHÔNG thể được dùng cho mục đích học tập vì trọng tâm của thể thức thi Tổng Quát là những kỹ năng cơ bản trong ngữ cảnh giao tiếp và xã hội. Tại Việt Nam, hơn 90% thí sinh đăng ký thi thể thức Academic.

12. Tôi nên chọn hình thức thi nào nếu muốn nhập cư vào Úc hay New Zealand?: Cả hai thể thức Academic và General đều được chấp thuận.

13. Tôi sẽ được nghe bao nhiêu lần trong bài Listening?: Có 4 phân đoạn (Section) trong bài thi Listening và bạn chỉ được nghe 1 lần duy nhất.

14. Có sự lựa chọn câu hỏi trong bài thi Viết không?: Hoàn toàn không. Đề bài sẽ có 2 câu hỏi, task 1 và task 2. Bạn phải trả lời cả hai câu hỏi trong giới hạn thời gian cho phép.

15. Kỳ thi gồm có những phần nào và diễn ra trong bao lâu?: IELTS gồm 4 kỹ năng giao tiếp trong môi trường học thuật và chuyên nghiệp: Nghe, Đọc, Viết, Nói

Nghe: 30 phút (+10 phút viết đáp án)

Đọc: 60 phút

Viết: 60 phút

Nói: 11-14 phút

16. Hình thức Tổng quát (General) có dễ hơn hình thức Học thuật (Academic) không?: Không. Cả hai hình thức thi đều được đưa ra ở một độ khó như nhau. Những câu hỏi của bài thi đều được kiểm tra trước một cách tổng thể nhằm đảm bảo độ khó phù hợp và như vậy bạn có thể chắc chắn rằng điểm số dù ở hình thức Academic hay General đều là thước đo chính xác và đáng tin cậy về khả năng tiếng Anh của bạn.

17. IELTS và TOEFL khác nhau như thế nào?: IELTS là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh đồng sở hữu bởi Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge cùng với Hội đồng Anh và Tổ chức giáo dục IDP của Úc. Đây là bài kiểm tra những kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh được quốc tế công nhận ở cả hai hình thức Academic và General. Tất cả các thí sinh đều nhận được bảng kết quả chung cũng như đánh giá riêng cho từng kỹ năng ngôn ngữ. IELTS được hơn 850 trường đại học, các học viện giáo dục và tổ chức chuyên nghiệp trên toàn thế giới công nhận.

TOEFL là một bài kiểm tra của Mỹ và được dùng để đánh giá tiếng Anh như một ngoại ngữ chủ yếu để xét vào các trường đại học tại Mỹ.

18. TOEFL có dễ hơn IELTS không?: IELTS và TOEFL là hai kỳ thi khác nhau nên khía cạnh đo lường khả năng tiếng Anh cũng khác. Không thể so sánh giữa hai kỳ thi. Tuy nhiên, chúng ta dễ nhận thấy rằng thi IELTS có nhiều ưu điểm hơn đặc biệt dễ dàng ở khâu đăng ký, nhiều ngày thi, tài liệu học luyện thi đa dạng và có kết quả nhanh chóng. Hơn nữa IELTS đang ngày càng được công nhận ở nhiều quốc gia vốn vẫn đang dùng TOEFL (đặc biệt là Mỹ).

19. Lệ phí thi IELTS là bao nhiêu?: Lệ phí thi IELTS hiện nay tại Việt Nam (từ tháng 4.2014) là 3,500,000đ.

20. Tôi có thể đăng ký thi IELTS tại đâu?: Bạn hoàn toàn có thể đăng ký thi IELTS tại ArrowEnglish hoặc SET Education. Chúng tôi là đại diện chính thức của Hội Đồng Anh và IDP IELTS tại Việt Nam. Chúng tôi có thể giúp bạn thực hiện các thủ tục đăng ký giữ chỗ, điền phiếu đăng ký thi, thay đổi ngày thi, nhận bảng điểm... một cách nhanh chóng và hoàn toàn không mất thêm bất kỳ chi phí nào.

10 bí quyết bạn nên áp dụng trong phần thi ielts speaking để đạt điểm cao.

Phần thi IELTS Speaking là phần thi mà nhiều sĩ tử ngại nhất và lo nhất vìphải đối mặt với giám khảo chấm thi. Yếu tố tâm lí có ảnh hưởng rất lớn đến bài thi nói của sĩ tử. Chính vì vậy mà không phải sĩ tử nào cũng đạt được điểm cao dù nói rất tốt trong quá trình luyện thi. -> Đọc thêm: Bí quyết luyện thi 4 kỹ năng ielts hiệu quả nhất

1. Hãy nghe kĩ câu hỏi và xác định từ khóa trong câu: Đây là kĩ năng giúp sĩ tử trả lời đúng trọng tâm. Nếu bạn chỉ nghe thoáng câu hỏi mà bỏ qua từ khóa thì khả năng câu trả lời bị lạc đề sẽ rất cao. Hãy lấy câu hỏi sau đây làm ví dụ: ‘Why do people like to travel to different places in their free time?’ Rất nhiều người bỏ qua từ khóa ‘different’ và nêu lí do tại sao mọi người thích du lịch vào thời gian rỗi. Tuy nhiên, câu hỏi lại yêu cầu thí sinh giải thích tại sao mọi người thích du lịch ở những nơi khác nhau thay vì chỉ đến 1 nơi. Chính vì thế mà việc xác định từ khóa rất quan trọng.

2. Hãy để ý đến thời động từ mà câu hỏi dùng: Ngữ pháp, trong đó có thời động từ, là một tiêu chí chấm điểm bài nói. Nếu bạn mắc nhiều lỗi sai ngữ pháp thì bài của bạn sẽ không được điểm cao. Để tránh bị trừ điểm không đáng, các bạn hãy nghe kĩ câu hỏi và chú ý đến thời động từ của câu hỏi. Từ đó, bạn sẽ biết mình phải dùng thời động từ nào.

3. Không nên trả lời quá dài dòng: Nhiều bạn có quan điểm rằng câu trả lời càng dài thì càng dễ được điểm cao. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng được đối với những thí sinh có khả năng nói tốt. Đối với những bạn ở trình độ thấp hơn và chưa tự tin lắm, câu trả lời càng dài thì sẽ càng có nhiều lỗi sai. Nếu câu hỏi dễ thì bạn có thể nói nhiều hơn và nếu câu hỏi khá khó thì chỉ nên nói vừa phải.


Video giới thiệu Khóa học luyện thi ielts cấp tốc tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn: Kỹ năng cho người đi làm

4. Chú ý bấm giờ khi làm phần 2: Trong phần thứ 2 của bài thi nói, bạn chỉ được nói trong vòng 2 phút. Vì thế mà bạn nên tập bấm giờ khi luyện thi để khi vào phòng thi sẽ kiểm soát được thời gian mình nói. Nếu không kiểm soát được thời gian thì bài của bạn có thể sẽ quá ngắn hoặc quá dài và điểm số sẽ bị ảnh hưởng.

5. Nhìn vào giám khảo khi nói: Eye-contact rất quan trọng khi bạn làm bài thi nói. Nếu không có eye-contact mà bạn nhìn lên, xuống, trái, phải thì giám khảo có thể sẽ nghĩ rằng bạn không tự tin về bài nói của mình và không có ấn tượng tốt lắm. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào mắt giám khảo nhiều khi sẽ làm bạn lo lắng hơn. Để vừa có eye-contact mà lại không phải nhìn thẳng vào mắt giám khảo thì bạn có thể nhìn vào trán hay vào cằm , cổ của giám khảo. Như vậy thì giám khảo vẫn nghĩ rằng bạn đang nhìn đến mình. Đói với bạn nào bị cận nhẹ thì có thể bỏ kính ra là sẽ không bị ảnh hưởng bởi biểu cảm trên mặt của giám khảo.

6. Hãy yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi nếu bạn nghe không rõ: Trong phần 3, câu hỏi thường khó hơn và nhiều sĩ tử vì e ngại hay sợ nên thường tự đoán ý nghĩa câu hỏi khi nghe không rõ. Tuy nhiên, bạn chỉ có cơ hội trả lời 1 lần nên đừng mạo hiểm đoán ý câu hỏi. Thay vào đó thì bạn nên hỏi giám khảo nhắc lại câu hỏi để trả lời đúng trọng tâm.

7. Hãy tin vào ý kiến của mình: Một số bạn sợ ý kiến, quan điểm mà mình đưa ra bị sai hay khác với quan điểm của giám khảo. Bạn hãy nhớ rằng đã là quan điểm thì không có đúng hay sai. Vì vậy bạn đừng ngại khi nêu lên quan điểm của mình. Đây là bài thi kiểm tra kĩ năng nói nên giám khảo chấm điểm dựa trên kĩ năng nói của bạn chứ không phải quan điểm của bạn.

8. Không nên sửa lại câu quá nhiều: Khi bạn mắc phải lỗi sai hay muốn làm câu hay hơn thì bạn thường sẽ sửa lại câu bạn nói. Đây là việc rất cần làm khi bạn mắc phải lỗi sai lớn ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Ví dụ như khi bạn sai thời động từ hay dùng sai từ vựng khiến ý câu bị lệch thì bạn nên sửa lại luôn. Tuy nhiên, nếu bạn sửa lại nhiều quá vì muốn câu hay hơn thì bài nói sẽ không trôi chảy, mạch lạc. Hậu quả là bài nói của bạn sẽ không được đánh giá cao.

9. Không lạm dụng những mẫu câu có sẵn hay học thuộc lòng câu trả lời mẫu: Đây là chiến lược mà không ít sĩ tử áp dụng để tránh mất nhiều thời gian suy nghĩ. Thực tế thì bạn sẽ rất lo lắng và áp lực khi vào phòng thi. Vì vậy nên khó mà nhớ được những gì mà bạn đã học thuộc trước đó. Ngoài ra giám khảo cũng sẽ biết bạn đang nói tự nhiên hay đang dùng bài nói mẫu.

10. Relax and smile: Nghe thì hơi khó nhưng khi bạn smile thì tâm lí cũng sẽ thoải mái hơn. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong bài thi nói. Hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để bạn thể hiện khả năng nói tiếng Anh của mình thay vì nghĩ rằng mình phải thi nói. Như vậy bạn sẽ có thêm động lực và quyết tâm để hoàn thành phần thi nói tốt nhất có thể.