Dưới đây là những lời khuyên của Tiến sĩ Dr. Rosie, giảng viên đồng thời là chuyên viên tuyển sinh của chương trình Cử nhân Y Dược và Cử nhân Phẫu thuật (MBBS) tại Đại học Trung tâm Lancashire đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích cho những ai muốn theo học ngành Y tại Anh.

Tổng quan du học ngành Y tại Anh Quốc

Y học là một ngành danh giá được hàng triệu sinh viên trên toàn cầu theo đuổi, và số lượng đó đang ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Sau khi tốt nghiệp ngành Y, các bạn sinh viên sẽ có một tương lai rộng mở với mức lương không nhỏ – đồng thời có một công việc mang tính nhân văn và có ích cho cộng đồng.

Tuy nhiên, ngay cả tại Việt Nam hay nước ngoài, điều kiện để được tuyển vào học ngành Y đều không hề dễ dàng. Cũng chính vì thế, tại hầu hết các nước, các bạn học sinh (HS) đều cần phải đặt mục tiêu cho mình rất sớm và nỗ lực cố gắng để đạt kết quả học tập cao.

Vậy, đối với các bạn học sinh muốn được học tập ngành Y tại Anh Quốc thì sẽ cần đáp ứng được yêu cầu gì, và khóa học của các bạn sẽ ra sao?

Chuẩn bị hồ sơ du học Anh ngành Y như thế nào cho ấn tượng?

Chuẩn bị hồ sơ du học Anh ngành Y như thế nào cho ấn tượng?

1. Yêu cầu tuyển sinh ngành Y

Với học sinh – sinh viên Việt Nam, bạn sẽ cần phải đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu sau khi đăng ký học ngành Y tại các trường Đại học Anh Quốc:

Chương trình Cử nhân:

Học lực:

+ Với học sinh tốt nghiệp THPT thông thường: học lực khá giỏi trở lên (Điểm số cao ở các môn: Toán, tiếng anh, sinh học và hóa học)

+ Với học sinh tốt nghiệp chương trình A level: đạt điểm số AAB/AAA trở lên (Điểm số cao đối với các môn toán, hóa, sinh)

+ Với học sinh tốt nghiệp chương trình IB: đạt điểm số 36 hoặc 38 trở lên.

Ngoại ngữ: Chứng chỉ IELTS 6.5 – 7.0 trở lên hoặc trình độ tương đương.

Chương trình Thạc sĩ:

Học lực: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành y khoa loại khá giỏi trở lên

Ngoại ngữ: Chứng chỉ IELTS 7.0 trở lên hoặc trình độ tương đương 2 năm kinh nghiệm làm việc trở lên

(*) Một số trường có yêu cầu thêm về điểm UKCAT hoặc BMAT

2. Chương trình học dự bị Cử nhân

Thông tin được nêu tại phần trên thực tế chỉ là những điều kiện tối thiểu; việc bạn được nhận vào học hay không còn do sự xét tuyển của mỗi trường. Chính vì điều kiện khó khăn như vậy, nên để chuẩn bị tốt hơn cũng như có cơ hội chắc chắn hơn, các bạn học sinh muốn Du học Cử nhân tại Anh Quốc thường lựa chọn các lộ trình học bổ trợ/dự bị như sau:

Lựa chọn 1: Theo học khóa A-level đúng chuyên ngành

A-level là chương trình học theo tiêu chuẩn quốc gia tại Anh Quốc với chất lượng đào tạo được công nhận trên toàn thế giới. Chương trình học A-level kéo dài 2 năm (có chương trình học nhanh trong vòng 1 năm) dành cho học sinh từ 16 tuổi trở lên. Theo học A-level, các bạn học sinh sẽ lựa chọn ngành học mong muốn của mình ngay từ khi đăng ký khóa học và học tập trung 3-4 môn học nền tảng cho chuyên ngành đó. Vói ngành Y, những môn quan trọng sẽ là Sinh – Hóa – Lý/Toán. Thực tế, A-level là một lựa chọn hàng đầu để cung cấp kiến thức nền cho khóa học cử nhân của học sinh.

Với học sinh tốt nghiệp chương trình A-levels, các bạn sẽ có lộ trình đăng ký học như sau:

Vào đầu năm 2 của chương trình A-levels, học sinh sẽ bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký học vào các trường Đại học thông qua hệ thống UCAS (Universities and Colleges Admissions System) – hệ thống đăng ký học chung của toàn bộ các trường Đại học Anh Quốc. Hồ sơ nộp sẽ bao gồm những giấy tờ cá nhân, thành tích học tập và chứng chỉ ngoại ngữ của học sinh. Thông thường, hạn chót đăng ký vào các trường Y là ngày 15/10 của năm trước đó.

Các trường sẽ xét đơn và hồ sơ xin học của từng học sinh, sau đó mời học sinh tham gia phỏng vấn. Tùy thuộc vào chính sách tuyển sinh của mỗi trường mà việc phỏng vấn có thể diễn ra từ 1 – 3 lần.

Do thời điểm nộp hồ sơ, các bạn học sinh vẫn chưa hoàn thành khóa A-levels của mình, nên sau khi vượt qua vòng phỏng vấn, trường sẽ cấp cho học sinh Conditional Letter of Offer (thư chấp nhận học có điều kiện) – với nội dung chính là trường chấp nhận cho học sinh vào học với một điều kiện nào đó (thông thường điều kiện này là học sinh phải tốt nghiệp khóa A-levels với số điểm nhà trường yêu cầu)

Lựa chọn 2: Theo học khóa Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate – IB)

Tú tài Quốc tế (IB) cũng là một chương trình dành cho học sinh THPT kéo dài 2 năm, tương tự như A-levels. Tuy nhiên, khi học chương trình Tú tài, các em học sinh sẽ học 6 môn học về 6 nhóm môn khác nhau, cung cấp kiến thức đầy đủ trên nhiều phương diện. Chương trình học IB được đánh giá là khó hơn nhưng toàn diện hơn so với A-levels, bởi khóa học không chỉ đào tạo kiến thức nền tảng, mà còn yêu cầu học sinh tham gia chương trình học về nhận thức (Theory of Knowledge) hay những hoạt động cộng đồng/thể thao/..

Về lộ trình đăng ký học Cử nhân từ khóa IB sẽ tương tự như khóa A-levels.

Lựa chọn 3: Theo học khóa Dự bị Đại học

Chương trình Dự bị Đại học là chương trình kéo dài 1 năm, được cung cáp và thiết kế theo chương trình đào tạo của từng trường Đại học. Chương trình dành cho học sinh từ 17 tuổi trở lên – phù hợp với các em học sinh đã học hết lớp 11 hoặc hết lớp 12 tại Việt Nam. Trong khóa học, các em cũng sẽ học 3-4 môn nền tảng với kiến thức tập trung vào ngành Y sẽ học tại bậc Cử nhân. Thông thường, các bạn học sinh hay lựa chọn học Dự bị ngành Y tại Đại học St.Andrews hoặc tổ chức Giáo dục Quốc tế INTO; sau đó chuyển tiếp lên chương trình Cử nhân Y học.

3. Chương trình học Dự bị Thạc sĩ

Với các bạn sinh viên muốn học Thạc sĩ ngành Y tại Anh Quốc, thông thường các bạn sẽ cần học thêm 1 khóa Dự bị Thạc sĩ để có kiến thức vững chắc hơn cho việc nghiên cứu sau đại học. Lưu ý rằng các trường sẽ chỉ chấp nhận bạn vào học nếu bạn tốt nghiệp bậc Cử nhân 4 năm từ các ngành liên quan.

Các bạn SV tốt nghiệp ngành Sinh hóa (Biochemistry), Khoa học Y sinh (Biomedical Sciences), Khoa học Sức khỏe (Health Sciences) và một số ngành liên quan có thể đăng ký lên học chương trình Sau đại học về Y Dược (Graduate Entry Medicine) kéo dài 3 năm

Lưu ý:

Sinh viên có thể lựa chọn học lấy bằng ‘Intercalated Degree’ trong 1 năm (vào giữa năm học thứ 4 và thứ 5) – nghĩa là học thêm một năm để nhận thêm một bằng – có thể là BSc (Cử nhân Khoa học – Bachelor of Sciences), BMedSci (Cử nhân Khoa học Y dược – Bachelor of Medical Sciences), BA (Cử nhân Nghệ thuật – Bachelor of Arts) hoặc MMedSec (Thạc sĩ Khoa học Y dược) theo chuyên ngành liên quan đến Y.

Sau khi hoàn thành khóa học đại học, sinh viên có thể chuyển tiếp lên chương trình đại cương 2 năm (đây là khóa đào tạo y tổng hợp, kết hợp làm việc với đào tạo), vào sau đó đăng ký với GMC (General Medical Council – Hội đồng y tổng hợp) để xin phép làm việc trong ngành y tại Vương quốc Anh. Sau khi hoàn thành thời gian này, đa số sinh viên sẽ dành 3 năm để học thực hành đa khoa (General Practice – GP), hoặc từ 5 – 8 năm đào tạo chuyên khoa.

4. Các trường đào tạo ngành Y tại Anh Quốc

Các bạn học sinh, sinh viên có thể tham khảo một số các trường đại học uy tín sau:

1.University of Aberdeen

2. University of Edinburgh

3. University of Newcastle

4.  University of St Andrews

5. Queen’s Belfast

6.University of Glasgow

7.University of Southampton

8. University of Leicester

9. Brighton and Sussex Medical School

10. Queen Mary, London

11.  King’s college London

12. Queen’s Belfast

13.  University of Sheffield

14.  University of East Anglia

15.  University of Bristol

16. University of Warwick

17.  University of Cardiff

5. Cơ hội nghề nghiệp

Theo đuổi ngành y, sinh viên phải xác định trước rằng con đường học tập dài hơn và chông gai hơn. Tuy nhiên, cơ hội việc làm sau này sẽ vô cùng rộng mở cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành y từ trung cấp, cao đẳng đến đại học, thạc sĩ. Các bạn tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng có thể làm về Y sĩ, Y tá, Điều dưỡng; các bạn tốt nghiệp Cử nhân sẽ có rất nhiều chuyên ngành liên quan. Bên cạnh đó, ngoài làm việc trong các bệnh viên, các bạn còn hoàn toàn có thể mở thêm phòng khám tư nhân/hiệu thuốc tư nhân/… để phát triển trình độ của bản thân mình

Làm việc trong lĩnh vực y tế đem lại cho các bạn sinh viên sau khi ra trường một công việc có thu nhập khá cao và ổn định. Tỉ lệ sinh viên ngành y thất nghiệp thấp hơn hẳn so với các ngành đào tạo khác.  Tại Việt Nam, các bệnh viện lớn, nhỏ, vừa đều đang thiếu những bác sĩ giỏi có kinh nghiệm sâu trong nghề. Vì thế, họ luôn mở rộng cửa chờ đón các thế hệ trẻ du học sẽ cống hiến được những kiến thức sâu sắc, những điều mới mẻ trong việc cứu chữa và chăm sóc sức khỏe công dân tại chính quốc gia mình.

10 lời khuyên giúp bạn chuẩn bị hồ sơ du học Anh ngành Y tốt nhất

1. Nắm rõ yêu cầu đầu vào: Bước đầu tiên, bạn cần ghé thăm website của trường Y mà bạn mong muốn và kiểm tra các yêu cầu tuyển sinh. Những điều kiện đầu vào thường bao gồm kết quả học tập, chứng chỉ ngôn ngữ (như IELTS), các tài liệu liên quan, bài luận cá nhân, kinh nghiệm làm việc và điểm bài kiểm tra UKCAT (Bài kiểm tra Khả năng Lâm sàng Anh).

Đặc biệt, các ứng viên quốc tế cần phải chắc chắn các giấy tờ chuyên môn của mình được chấp nhận tại Vương quốc Anh. Bạn có thể tìm đến văn phòng tuyển sinh của trường để đặt câu hỏi về vấn đề này.

Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc cũng là yêu cầu quan trọng đối với các trường Y. Với MBBS tại UCLan, bạn cần có ít nhất 2 tuần làm việc thực tế tại các cơ sở y tế và đã có ít nhất 6 tháng làm tình nguyện.

Nếu bạn phát hiện bạn đã đã lỡ hạn làm bài thi UKCAT trước khi nộp đơn, đừng hoảng, bạn có khả năng làm bài thi đó sau khi đã nộp hồ sơ.

2. Chuẩn bị hồ sơ sớm và tỉ mỉ!: Để cho bản thân nhiều thời gian chuẩn bị, hãy bắt tay vào soạn hồ sơ càng sớm càng tốt và kiểm tra chúng kỹ lưỡng trước khi nộp.

Đối với một hồ sơ Đại học, bạn cần đặc biệt chú ý đến các chỉ dẫn. Hãy đảm bảo bạn tạo được ấn tượng ban đầu thật tốt và tránh gây chậm trễ trong quy trình xét duyệt hồ sơ của bạn.

Nếu có thể, hãy nhờ bạn bè, gia đình hoặc giảng viên xem lại các tài liệu như thư nguyện vọng trước khi bấm “gửi đi”.

3. Sử dụng thư nguyện vọng hiệu quả​: Một phần quan trọng của hồ sơ của bạn là thư nguyện vọng cá nhân (SoP). Cơ bản, đây là bài luận ngắn cho biết những thành tựu, tham vọng của bạn và lý do bạn muốn theo học. Bài viết có giới hạn từ (khoảng 4000 ký tự) nên bạn cần phải sử dụng chúng khôn ngoan. Website của UCAS cung cấp nhiều nguồn để tham khảo, và UCLan cũng có những chỉ dẫn cụ thể về việc viết SoP để ghi danh vào trường Y.

Trong thư, bạn cần cho thấy hiểu biết của mình về nghề Y, làm nổi bật những kinh nghiệm làm việc hoặc tình nguyện liên quan, thể hiện khả năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và giao tiếp, đồng thời làm bật lên những thành tự và hoạt động ngoại khóa.

Hãy cố gắng bổ sung các bằng chứng để nội dung của bạn thêm phần thuyết phục, chẳng hạn như là giải thưởng mà bạn nhận, thử thách mà bạn vượt qua hoặc dự án mà bạn từng tham gia.

4. Chắc chắn bạn có thư giới thiệu: Bạn có thể sẽ được yêu cầu nộp 1 hoặc 2 tài liệu (tương tự thư giới thiệu) để hỗ trợ cho hồ sơ của mình.

Bạn cần đảm bảo rằng bạn có ít nhất một thư giới thiệu từ cựu giảng viên hay người hướng dẫn dù cho bạn đã nghỉ học một thời gian.

Những tài liệu bổ sung có thể đến từ những đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực công tác hoặc tình nguyện, tuy nhiên thư của một người có uy tín làm việc trong môi trường học thuật là yêu cầu bắt buộc.

5. Đảm bảo thư giới thiệu và SoP của bạn “khớp” nhau: Các chuyên viên tuyển sinh sẽ có ấn tượng tốt với những hồ sơ có thư giới thiệu và SoP đồng bộ với nhau.

Thư giới thiệu cần củng cố và xác nhận những thông tin mà bạn tuyên bố trong SoP, cung cấp những bằng chứng và ví dụ cho sự nghiêm túc của bạn đối với việc học Y. Một số những nội dung có thể gây được thiện cảm trong thư giới thiệu đó là  tính kiên trì, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm… của bạn.

Để đảm bảo người viết thư của bạn bao gồm tất cả những điểm cần thiết trong thư, hãy gửi người đó bản sao SoP của bạn và mọi chỉ dẫn của trường mà bạn muốn nộp đơn.

6. Sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn trực tiếp: Nếu bạn đáp ứng được các tiêu chí và thư nguyện vọng cũng như thư giới thiệu của bạn gây ấn tượng với Ban Tuyển sinh, bạn sẽ được mời dự một buổi phỏng vấn.

Đối với một số trường Y của Vương quốc Anh, ứng viên có thể được phỏng vấn tại Việt Nam, nhưng một số khác có thể sẽ yêu cầu bạn phải đến phỏng vấn trực tiếp. Điều này giúp đảm bảo rằng quy trình đánh giá được thực hiện nhất quán, và đây cũng là cơ hội tốt cho các sinh viên tương lai khám phá trường học, gặp gỡ các giảng viên và đặt cho họ câu hỏi, nếu có.

7. Sẵn sàng cho nhiều kiểu phỏng vấn khác nhau: Với các trường Y ở Anh, việc đánh giá thông qua hình thức “Multiple Mini Interview” (MMI-Nhiều cuộc phỏng vấn nhỏ) đã trở thành tiêu chuẩn.

Hình thức này có thể ví von như việc bạn có 10 trạm khác nhau phải đi qua, trong đó mỗi trạm được thiết kế để đánh giá từng kỹ năng hoặc tiêu chí cụ thể và được dẫn dắt bởi một người phỏng vấn khác nhau.

Phương pháp này sẽ tiếp cận nhiều mục tiêu hơn phương pháp cũ và tạo nên một đánh giá tổng thể hơn với từng ứng cử viên.

Mục đích của việc này không phải đề tìm ra bác sỹ giỏi mà tìm ra người có những yếu tố cần thiết để trở thành sinh viên Y khoa giỏi.

8. Chứng tỏ rằng bạn đã tìm hiểu về khóa học và trường: Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể tạo ấn tượng tốt bằng cách cho thấy bạn đã có tìm hiểu, nghiên cứu về khóa học và về trường.

Hãy thể hiện sự am hiểu của mình về những điểm đặc biệt nào liên quan đến trường, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất và cộng đồng sinh viên, tóm lại là một thế mạnh của trường so với các trường khác.

Tiếp đến, bạn cần giải thích lí do khiến bạn nộp hồ sơ vào đây và tại sao bạn tin rằng khóa học là phù hợp với mối quan tâm, phongcách học tập và khát vọng của mình

9. Và bạn nắm bắt thong tin về hệ thống Y tế ở Anh: Thể hiện kiến thức của mình về Hội đồng Y Vương quốc Anh (UK General Medical Council) và Dịch vụ Y tế Quốc gia (National Health Service) có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt, cho thấy bạn quyết tâm và nhiệt huyết đến mức nào.

Thâm chí nếu bạn không định hành nghề Y ở Anh, đây vẫn là hệ thống mà bạn sẽ được huấn luyện nếu bạn học Y ở Anh, vậy nên một số kiến thức cơ bản sẽ cho bạn lợi thế khi bắt đầu học tập.

10. Truyền đạt đam mê và cam kết của bạn với lĩnh vực: Cuối cùng, điều quan trọng nhất là truyền đạt cam kết của bạn với ngành học và động lực học tập của bạn, cả trong hồ sơ ứng tuyển ban đầu và suốt buổi phỏng vấn. Hãy nghĩ về những cảm hứng đầu tiên khiến bạn muốn theo đuổi nghề Y, bạn đã thể hiện được sự cam kết theo đuổi con đường này như thế nào, và tham vọng tương lai là gì sẽ đưa bạn qua những năm học và nghiên cứu sắp đến.

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về du học Anh, hoc bong du học anh, visa du hoc anh có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các  dich vu tu van du hoc uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí