Trở thành tân sinh viên khóa mới là một trong những ước mơ và nguyện vọng lớn nhất của nhiều bạn trẻ. Vậy khi chân ướt chân ráo vào trường, các tân sinh viên nên làm gì?

Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH của các trường phía Nam theo điểm thi tốt nghiệp 2022

Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH của các trường phía Nam theo điểm thi tốt nghiệp 2022

Cùng Kênh Tuyển Sinh điểm qua các trường ĐH phía nam đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh cho năm học 2022!

1. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi lên nhập học

Có lẽ đây là điều mà bất cứ tân sinh viên nào cũng cần cũng ý thức được, nhưng nếu không nhắc đến nó thì lại là một điều thiếu sót vì đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi tân sinh viên lên làm thủ tục nhập học.

Trong giấy báo trúng tuyển đã ghi đầy đủ giấy tờ mà bạn cần mang theo. Chính vì thế để tránh gặp rắc rối khi làm thủ tục nhập học, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn theo giấy báo nhập học. Sau đó để riêng vào túi hồ sơ, cẩn thận đừng để nhàu nát. Đặc biệt các bạn tân sinh viên cần lưu ý, không cuộn tròn hoặc gấp đôi, gấp 3 bất cứ một loại giấy tờ nào.

Cẩm nang dành cho tân sinh viên - Ảnh 1

Cẩm nang dành cho tân sinh viên

2. Nên ở nhà trọ hoặc kí túc xá chứ không nên ở nhà người quen dài trong những năm là sinh viên.

– Bạn nên tìm nhà trọ gần trường để tiện việc đi lại.
– Bạn là tân sinh viên nếu không có cơ hội ở KTX thì hãy ở nhà người quen hay bạn bè thân quen trong một tháng đầu vì lúc ấy bạn mới vào, không dễ tìm phòng, khi quen rùi thì đi tìm cũng không muộn. Nhưng lưu ý không nên ở nhà người quen dài trong nhiều năm là sinh viên vì bạn sẽ bị hạn chế trong học tập cũng như giao lưu chia sẻ bạn bè và sẽ rất khó chịu cho bạn và người quen (Đây là kinh nghiệm xương máu của nhiều anh chị đã chia sẻ)

– Nhà trọ ở thành phố khá đắt đỏ,bạn nên ở ghép, nếu cùng quê càng tốt, còn không khác quê cũng chả sao, lâu ngày rồi quen và biết được văn hóa vùng miền cũng rất nhanh và tiết kiệm được nhiều tiền.

3. Mục tiêu học hành rõ ràng

Bạn sẽ cảm thấy chuyện này chẳng có gì để nói. Nhưng mọi thứ chỉ đơn giản khi bạn vừa nhập học mà thôi, vì thực tế sau một thời gian thì rất nhiều sinh viên ngày càng chệch xa với dự định ban đầu của mình. Có cả những trường hợp đuối sức lẫn bế tắc ngay sau nhập học chuyên nghiệp và cái mác sinh viên gánh trên vai trở nên quá nặng nề.

Vậy thì bạn phải học như thế nào để chắc chắn việc mình có trong tay tấm bằng tốt nghiệp loại khá giỏi?

– Đề ra mục tiêu học tập cụ thể, vừa với khả năng của bản thân.

– Vạch kế hoạch để thực hiện điều đó qua từng giai đoạn và nghiêm túc làm theo.

– Linh hoạt thay đổi mục tiêu cho phù hợp trong quá trình học tập.

4. Là tân sinh viên bạn cần giữ vững tâm lý

Được tiếp cận với quá nhiều thứ mới mẻ, từ chuyện học hành đến vui chơi giải trí cùng bè bạn dễ khiến bạn mải vui mà quên nhiệm vụ của mình. Mặt khác, cảm giác nhớ nhà, buồn chán trong tình cảm, hay stress từ công việc làm thêm cũng khiến bạn mệt mỏi và mất thăng bằng…

Hãy cố gắng giữ tâm lý ổn định, nghĩ xem bạn đang phấn đấu cho điều gì và tránh mình khỏi những đua đòi hào nhoáng sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng từ cuộc sống sinh viên xa nhà.

5. Tân sinh viên cần biết chi tiêu thông minh

Ngoài việc trang trải cho học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn đi học xa, từ tiền nhà, điện nước đến ăn uống sinh hoạt. Do đó, bạn cần:

– Chia nhỏ tiền ra thành từng khoản rõ ràng, dùng cho từng mục đích khác nhau. (Điều này tránh cho bạn vung quá tay mua sắm lấn cả vào tiền thuê nhà chẳng hạn!)

– Suy nghĩ đắn đo trước những gì được gọi là trào lưu hay thời thượng, sử dụng tiền của bạn vào những việc có ích hơn như đầu tư cho một khóa học nâng cao hay kỹ năng nào đó!

– Kiếm việc làm thêm, vừa có kinh nghiệm, vừa có thêm thu nhập. Nhưng tuyệt đối không ôm đồm mê việc mà ảnh hưởng đến học hành.

6. Tự học

Ngoài giờ học ở trường, hãy tranh thủ dành thời gian để tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu, rất có ích cho bạn trong những kì thi và cả khi bước ra đời. Bên cạnh internet với nguồn kiến thức đồ sộ, hãy tận dụng thư viện trường mình, bạn vừa có thêm nhiều điều hay ho, vừa đỡ tốn một khoản tiền không nhỏ cho các sách tham khảo.

7. Tham gia hoạt động trường

Ở trường chuyên nghiệp, tân sinh viên nên đăng ký tham nhiều hoạt động thú vị ngoài việc học tập để các bạn sinh viên có thể học các kỹ năng sống cần thiết.

Bạn có thể chọn những đội nhóm phù hợp sở thích để giải stress, các câu lạc bộ theo đúng chuyên ngành mình học để nâng cao kiến thức, tham gia các đội thể thao để giữ gìn sức khỏe hay gắn mình với các sự kiện của trường, của khoa để nhanh chóng hòa nhập với tập thể và có nhiều kinh nghiệm quý báu về sau.

8. An toàn và chống lừa đảo

Mấy em gái cẩn thận, mấy em trai cũng phải cẩn thận. Nam sinh không phải là 100% an toàn, nhất định phải luôn cảnh giác.

Ban đêm tuyệt đối không đi những con đường không có đèn đường.

Sinh viên mới chắc chắn sẽ thấy rất nhiều “ưu đãi” này nọ, hoặc là có anh chị nào muốn bán rẻ cho bạn đồ secondhand các thứ. Đừng vì rẻ mà vơ hết, hãy thật tỉnh táo và chỉ mua những gì bạn thực sự cần từ người uy tín.

Cho vay nặng lãi trong trường đầy ra, có nghèo thì cũng chớ đụng vào.

Nếu ở trọ buổi tối đi ngủ bắt buộc phải khóa cửa bên trong. Đầu tư cái tủ có khóa để cất đồ vật quý giá. Bạn cùng phòng mượn nợ cái gì thì giấy trắng mực đen screenshot vào, thử cái gì chứ đừng có đi thử nhân tính.

Đừng ham điện thoại, máy tính, đồ điện tử rẻ. Không phải là không nổ, chỉ là chưa nổ mà thôi.

Tham gia CLB hay hoạt động tình nguyện cũng tốt, nhưng hãy chú ý chọn những chương trình có có ý nghĩa cho sự phát triển và bổ sung kinh nghiệm, kết quả vào CV của bạn chứ không phải chỉ tham gia cho vui.

Chỗ nào tuyển dụng mà muốn bạn trả bất cứ món tiền nào thì không lừa đảo cũng là bóc lột bỏ vỏ.

> Những điều cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng đại học

> Kết quả tốt nghiệp của địa phương nào tụt hạng nhất? Vì sao?

Theo Long Huỳnh - Kênh tuyển sinh