Làm sao để có hồ sơ xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng?
CV xin việc là gì?
CV ( Curiculum vitae, resume) là một hình thức để bạn quảng cáo bản thân với nhà tuyển dụng. CV bao gồm các thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn có được, đó cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn.
CV cũng giống như những tờ rơi quảng cáo, vì chúng được tạo ra nhằm cung cấp thông tin xác đáng nhất cho người đọc. Do đó, bản CV của bạn cần phải thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng chính những thông tin về bản thân, công việc và kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp có thể chỉ mất vài giây lướt qua bản CV của bạn, vì vậy bạn cần phải làm thế nào để họ thấy được những kỹ năng mà bạn có thực sự phù hợp với công việc mà họ đang tuyển và chuẩn bị cho bước phỏng vấn xin việc tiếp theo.
Điều quan trọng là CV và đơn xin việc của bạn cần phải khớp nhau và phù hợp với công việc mà bạn đang tìm kiếm. Dưới đây là một số cách để hoàn thiện bản CV của bạn.
7 cách để bạn có bản CV xin việc hoàn hảo
1. Tạo ấn tượng tốt đầu tiên:
Phần đầu tiên của bản CV sẽ chỉ ra những giá trị nào mà bạn mang lại cho nhà tuyển dụng. Tiêu đề và phần tóm tắt có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng cách nhấn mạnh những thành tích xuất sắc, kinh nghiệm, chuyên môn và các tiêu chuẩn về nghề nghiệp của bạn.
Ví dụ:
-Tiêu đề: Giám đốc marketing thành thạo nghiệp vụ Marketing và PR
- Tóm tắt: Giám đốc marketing có bảy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, quan hệ công chúng cho nhiều công ty đa quốc gia
7 cách để bạn có bản CV xin việc hoàn hảo
2. Phù hợp với đặc thù ngành nghề:
Bạn không thể gửi cùng một bản CV cho nhiều công ty khác nhau để ứng tuyển vào các công việc khác nhau. Bạn nên thay đổi đề phù hợp với từng công việc cụ thể. Khi tìm việc bạn nên tập trung vào chuyên ngành mục tiêu của ngành nghề, công ty hay loại hình dịch vụ đó.
3. Nêu bật chuyên môn, năng lực, kỹ năng và thành tích của bạn:
Nhấn mạng những sở thích, kinh nghiệm, kỹ năng mềm, thành tích của bạn cho nhà tuyển dụng biết. Cố gắng thêm những đức tính cần thiết cho công việc để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần phải biết bạn có thích thú với công việc hay không, chuyên môn của bạn là gì và bạn là người như thế nào để từ đó xem bạn có phù hợp với công việc đó hay không.
4. Dễ đọc, dễ hiểu:
Nâng cao chất lượng của bản CV bằng các sử dụng những từ ngữ dễ đọc, dễ hiểu. Tránh sử dụng thuật ngữ, thành ngữ, từ rút ngọn không cần thiết vì chúng dễ khiến việc đọc hồ sơ xin việc giống như việc giải mã hay dịch ngoại ngữ. Thông tin của bản CV phải đọc và dễ hiểu.
Thay đổi theo những cách sau đây để tăng tính dễ đọc:
- Chỉnh phông chữ, giản chữ bằng cách rút gọn câu và tăng lề. Bạn có thể viết 2 trang nếu cần thiết.
- Tổng hợp các vị trí công việc thay vì liệt kê từng công việc cụ thể
- Tránh trùng lặp thông tin
- Sử dụng một loại phông chữ và các định dạng chữ ( in hoa, in nghiêng, in đậm…) để phân biệt tiêu đề chính và tiêu đề phụ.
- Cố gắng hạn chế những thông tin đọc giống như mô tả về công việc
5. Định lượng hiệu suất công việc và mục tiêu:
Cố gắng định lượng hiệu quả công việc của bạn. Luôn luôn đề cập đến các con số, tiền bạc và số phần trăm thay vì chỉ đề cập đến trách nhiệm công việc
Định lượng những thông tin sau:
- Doanh thu, tỷ lệ tăng trường, số tiền gửi
- “ chịu trách nhiệm tìm kiếm nhiều khách hàng mới” hoặc “ tìm kiếm được x khách hàng mới trong x tháng”.
- Giám sát trực tiếp 500 nhân viên
6. Trình bày khả năng hoàn thành công việc:
Phản ánh những thành tích mà bạn đa đạt được, phác họa những giá trị mà bạn sẽ mang lại cho công ty. Sơ yếu lý lịch của bạn nên nhấn mạnh những thành tích đi kèm với vị dụ minh họa chính xác. Phần này nên được trình bày ngắn gọn.
7. Độ dài:
Bạn nên chú ý đến độ dài của bản CV. Nếu bạn có 7 năm kinh nghiệm chỉ đảm nhiệm các vị trí khác nhau, bạn nên viết CV trong 2 trang giấy. Nếu bạn có ít kinh nghiệm thì bạn chỉ trình bày trong 1 trang là hợp lý.
Mỗi ngày có hàng nghìn nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên cho vị trí công việc của họ. Nếu bạn dành thời gian để hoàn thiện bản CV, bạn sẽ có nhiều cơ hội tuyển dụng hơn.
10 điều bạn cần tránh khi viết CV xin việc
Hồ sơ xin việc đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và mở đường cho buổi phỏng vấn việc làm tiếp theo. Tuy nhiên, chúng ta thường mắc phải một số lỗi sau khiến cho hồ sơ của mình nhanh chóng bị loại. Dưới đây là 10 lỗi mà bạn cần tránh để có một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo hơn.
1. Bạn muốn thử sức ở lĩnh vực mới nhưng thiếu kinh nghiệm:
Đây là thử thách tương đối khó khăn, tuy nhiên không phải là không thể vượt qua. Bạn hãy xem xét công việc mà bạn muốn làm, xác định xem những kỹ năng sống cần thiết cho việc đó là gì, sau đó chỉnh sửa hồ sơ của bạn theo hướng tập trung làm nổi bật các kỹ năng đó thay vì một công việc hay kinh nghiệm cụ thể. Giả dụ, thay vì liệt kê 2 công việc trong lĩnh vực marketing bạn từng làm, hãy liệt kê những kỹ năng bán hàng và kinh nghiệm đã có có thể giúp bạn làm tốt công việc sắp mới. Một biện pháp khác để rèn giữa các kỹ năng của bạn là những công việc tình nguyện hay làm thêm. Bạn nên đưa tất cả những việc này vào hồ sơ của mình. Lấy ví dụ bạn dự định sẽ thử sức với công việc tổ chức sự kiện, hãy tham gia một tổ chức phi lợi nhuận và hỗ trợ lập kế haochj cho một sự kiện nào đó.
2. Bằng không phù hợp với lĩnh vực bạn đang ứng tuyển:
Đừng lo lắng nếu bằng cấp của bạn không liên quan đến lĩnh vực ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển. Nhiều người được đào tạo một đằng, ra trường lại làm việc một nẻo. Bạn hãy nhấn mạnh vào các kỹ năng và kinh nghiệm của mình thay vì bằng cấp trong hồ sơ. Tuy nhiên, cũng đừng bỏ phần đó đi, bởi vì bằng cấp cho thấy nền tảng học vấn của bạn.
Video giới thiệu Khóa học Kỹ năng phỏng vấn xin việc - Academy.vn: Kỹ năng cho người đi làm
3. Bạn rời bỏ công việc cũ đã lâu rồi:
Bất kể việc nghỉ một thời gian trước khi tiếp tục xin việc là ý tưởng của bạn ( ở nhà chăm sóc con cái) hay do khách quan ( thị trường làm việc khó khăn) thì cũng đừng giấu diếm. Tin tốt là do điều điều kiện kinh tế suy thoái, việc người lao động nghỉ một thời gian rồi mới đi làm tiếp không còn là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần làm cái gì đó để giải quyết tình trạng này. Cách tốt nhất là hãy trình bày về nó trong thư xin việc của mình. Nếu bạn nghỉ ở nhà để chăm sóc con cái hay cha mẹ, cứ viết ra. Nếu bạn đã tìm việc một thời gian dài mà chưa có kết quả, hãy tham gia một tổ chức cộng đồng ở địa phương và liệt kê những điều này trong hồ sơ. Kinh nghiệm đó có thể giúp bạn ngọt giũa những kỹ năng mới. Làm việc tự do cũng có thể giú bạn lấp chỗ trống trong thời gian tìm việc mới. Nếu khoảng thời gian nghỉ việc của bạn kéo dài hơn 5 năm, cũng đừng ngại thừa nhận điều đó. Những việc bạn đã làm kể từ khi nghỉ việc cũ tới giờ sẽ nói lên rất nhiều điều. Dù thế nào đi nữa, hãy chuẩn bị để trả lời những câu hỏi phỏng vấn xin việc về công việc bạn từng làm trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
4. Bạn thường xuyên nhảy việc:
Việc bạn đã từng trải qua khoảng 4-5 công việc có thể khiến bạn bị gắn mác người thường xuyên nhảy việc. Tuy nhiên đó không phải hoàn toàn là điều bất lợi. Giả dụ trong mỗi công việc bạn lại thăng tiến rất tốt, như là từ nhân viên trở thành trợ lý quản lý và sau đó là quản lý. Trong trường hợp này điều đó lại cho thấy sự chủ động của bạn, và biết đâu đó chính là đặc điểm mà công ty mới của bạn đang tìm kiếm. Do vậy, hãy liệt kê hết những việc bạn từng làm vào hồ sơ, trừ những công việc bạn chỉ làm không quá 2 tháng và chỉ rõ rằng việc bạn thường xuyên nhảy việc là nhằm xây dựng một lộ trình sự nghiệp thành công với doanh nghiệp phù hợp. Khả năng cao là điều này sẽ được hỏi đến trong cuộc phỏng vấn, do đó hãy chuẩn bị câu trả lời từ trước. Đừng nói với nhà tuyển dụng rằng bạn nghỉ việc ở chỗ cũ vì xung khắc với đồng nghiệp hoặc với cấp trên, bởi vì đây là điểm có thể khiến bạn bị loại không thương tiếc.
5. Bạn không làm lâu ở công việc cũ:
Có phải bạn nhận ra chỉ sau 1-2 tháng rằng công việc trước khi không phù hợp với mình. Hoặc có phải công ty trước đã có bạn nghỉ việc, trong cả 2 trường hợp nếu bạn làm một việc gì đó ít hơn 2 tháng, tốt nhất là đừng đưa nó vào CV. Nếu thời gian đó lâu hơn 2 tháng, bạn có thể liệt kê ra, nhưng hãy chuẩn bị tinh thần để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn, thậm chí là trình bày luôn trong thư xin việc. Bất kể bạn nghỉ việc sớm là do biến động kinh tế hay do đó không phải là công việc mong muốn của bạn, hãy cứ nói thật với người phỏng vấn. Điều đó cho thấy sự trung thực của bạn, mà nhà tuyển dụng nào thì cũng đánh giá cao sự trung thực.
6. Hồ sơ quá dài dòng nhưng bạn lại không biết phải bỏ chỗ nào:
Nhà tuyển dụng khác nhau sẽ có tiêu chuẩn độ dài của CV khác nhau. Một số người ưa thích bản CV chỉ gói gọn trong một trang, một số khác thì chấp nhận độ dài 2 trang. Việc xác định xêm cần trình bay những gì trong CV của mình có thể là một nhiệm vụ rất phức tạp, nhưng có một nguyên tắc cơ bản là bạn hãy chỉ trình bày tối đa 15 năm làm việc hoặc 5 công việc trước kia. Trình bày ngắn gọn thôi bởi vì việc mô tả những gì bạn đã làm trong công việc cũ có thể tốn khá nhiều độ dài của CV. Hãy sử dụng từ khóa hoặc những câu đơn tập trung vào hành động cụ thể như: “ Quản lý một nhóm người 5 người”.
7. Bằng cấp, kinh nghiệm của bạn cao hơn yêu cầu của người:
Bất kẻ là bạn đang tìm một công việc hoàn toàn mới hay đơn thuần là chỉ cần có việc làm, bạn vẫn có thể chỉnh sửa hồ sơ cho phù hợp để có một cuộc phỏng vấn. Điều cơ bản là hãy tập trung vào các kỹ năng của mình, không dùng những từ kiểu như “ quản lý người khác”. Ghi nhớ rằng một CV xin việc hay phải tương ứng với một công việc kỳ vọng và một lá thư xin việc đợi viết cẩn thận là chìa khóa để đi đến thành công.
8. Bạn thiếu kinh nghiệm hoặc kiến thức:
Đặt giả thiết bạn đã tìm ra công việc mà mình yêu thích, nhưng phần mô tả công việc lại đề cập đến những kiến thức và kinh nghiệm mà bạn chưa có. Không sao đâu, cứ nộp đi. Mô tả công việc đơn thuần là những đặc điểm mà nhà tuyển dụng kỳ vọng có ở ứng viên, rất có thể chẳng có ai đáp ứng được chính xác yêu cầu đó cả. Do vậy, hãy thành thật trình bày về những kinh nghiệm cũng như kiến thức mình đang có và thể hiện mong muốn học hỏi và phát triển ở lĩnh vực này.
9. Bạn dùng sai từ ngữ:
Như đã đề cập ở trên, CV và thư xin việc là những phương tiện giúp bạn tạo ấn tương ban đầu với nhà tuyển dụng. Để đảm bảo ấn tượng được tốt, hãy tỏ ra chuyên nghiệp, sử dụng từ ngữ cũng như văn phòng phù hợp. Hãy dùng những từ mô tả hành động một cách cụ thể như “quản lý” “điều hành”, “xử lý”, “biên tập” thay vì dùng một từ ngữ chung chung kiểu như “ làm”.
10. CV quá nhiều lỗi chính tả:
Vấn đề này thực ra tương đối dễ khắc phục. Bạn chỉ cần sử dụng những phần mềm kiểm tra lỗi chính tả và nhờ ít nhất một người khác đọc hồ sơ của mình trước khi gửi đi. Hãy thận trọng khi tổng hợp các tài liệu cần gửi đi. Nếu cần thêm 1-2 giờ để hoàn thiện hồ sơ, hãy làm như vậy. Dành thời gian để có thể gửi đi một bộ hồ sơ được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ tốt hơn nhiều hơn so với việc vội vàng nhấn nút gửi một bản CV chi chít lỗi.
Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc là việc tương đối phức tập, nhưng hãy dành thời gian để cân nhắc xem mình nên trình bày những nội dung gì trong hồ sơ và làm cách nào để tránh những lỗi cơ bản trên đây. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng có một cuộc phỏng vấn hơn
Bài viết thuộc chủ đề: hồ sơ xin việc, CV xin việc, Curiculum vitae, resume, phỏng vấn xin việc, kỹ năng phỏng vấn việc làm, cách viết CV xin việc, kỹ năng sống.