: Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh
Xót xa học thêm
Chị tha thiết nhờ tôi kiểm tra việc học của con gái chị khoảng hai giờ vào chiều chủ nhật hằng tuần vì năm nay con chị lên lớp 9. Nhìn lịch học của con chị, tôi tá hỏa. Buổi sáng học chính khóa ở trường, còn buổi chiều toàn bộ là học thêm, kể cả thứ bảy và chủ nhật. Từ lớp 9 lên lớp 10 để được vào các trường công phải thi ba môn toán, văn, tiếng Anh nên cứ mỗi môn con chị phải học thêm ba buổi trở lên và phải hai giáo viên dạy.
Tôi hỏi chị tại sao bé phải học nhiều thầy cô như thế, chị không ngần ngại trả lời: “Vì năm nay là lớp 9 cuối cấp rất quan trọng, nếu rớt phải vào trường tư thì ngại lắm. Mỗi môn chị cho học hai người, một giáo viên dạy ở lớp phải học nếu không sẽ bị đì và điểm số lẹt đẹt, một giáo viên ở ngoài trường có kinh nghiệm luyện thi lớp 9 lên 10 để yên tâm về kiến thức”.
Không biết con bé tiếp thu được bao nhiêu để thi vào trường công, nhưng theo quan sát thì chỉ có một buổi tối con chị được về nhà trước 19g, còn lại cứ 20g cháu mới kết thúc lớp học thêm, về tới nhà ăn cơm xong mệt nhoài người, bỏ bê bài vở ngày mai ở lớp.
Có lần tôi hỏi cháu: “Thế con học môn văn ở lớp rồi, một tuần lại phải về nhà cô giáo học thêm hai buổi nữa là học nâng cao à?”. Cháu trả lời: “Có học nâng cao gì đâu, cô lấy bài ở lớp đọc cho tụi con chép, ai ghi được thì ghi, đa số ngồi nói chuyện, nhiều lúc con cũng chẳng thèm ghi luôn. 45 bạn trong lớp con không ai muốn học thêm ở nhà cô nhưng cũng phải đi vì ngại cô nói xấu giữa lớp và cho điểm thấp. Sắp tới con tính xin nghỉ hai thầy cô dạy toán và tiếng Anh, chỉ học mỗi môn một người là đủ rồi nhưng sợ mẹ la”.
Nghe cháu tâm sự thật tội nghiệp, nhưng càng tội nghiệp và lo lắng hơn khi các ca học thêm trong ngày của cháu cứ dày đặc: một giờ học toán, bốn giờ học tiếng Anh với giáo viên ngoài trường, sáu giờ học tiếng Anh cô trong trường... Nguy hại hơn nữa là các bài tập về các môn tự nhiên hoặc tiếng Anh đều được thầy cô giải sẵn chỉ việc chép vào, còn các bài văn thì chủ yếu cô đọc hoặc phát tài liệu trò học thuộc lòng để đi thi.
Đành rằng nội dung kiến thức trong chương trình quá nặng so với vài ba tiết của phân phối chương trình, đề thi thì nâng cao, học cơ bản không thể giải quyết được những bài tập khó nên nhiều học sinh phải đi học thêm. Và cũng không hiếm thầy cô giáo dạy thêm chân chính, họ kiếm sống bằng sự lao động trí tuệ hết sức nghiêm túc và đầy sáng tạo của mình, học sinh rất yêu quý, kính trọng. Nhưng cũng có những giáo viên đã tìm cách chèo kéo, nói xấu, cho điểm thấp để học sinh phải đến nhà học thêm.
Học sinh cần dành thời gian hoàn thành bài vở chính khoá
Phụ huynh thì lo lắng quá, đặc biệt là những lớp cuối cấp, nhiều người chỉ biết bắt con học thêm thật nhiều, quên luôn cả việc yêu cầu con dành thời gian để hoàn thành bài vở chính khóa. Rốt cuộc, “nạn nhân” của tình trạng trên là những em học sinh đáng thương: làm theo mẹ, làm theo cô mà quên mất cả việc mình đang thật sự cần gì. Tôi thiết nghĩ ngay từ đầu năm học này, Bộ GD-ĐT nên có thêm những chế tài, luật lệ nghiêm khắc để loại trừ tình trạng một số giáo viên không đủ năng lực, coi đồng tiền là tất cả khiến nhiều học sinh phải đi học thêm một cách khổ sở.
Ngoài ra, mỗi trường từ bậc tiểu học đến THCS, THPT cần phải có một số điện thoại đường dây nóng, dán lên tấm bảng thật to ngay cổng trường để phụ huynh thấy rõ và phản ảnh kịp thời những tiêu cực trong giáo dục. Những giáo viên nào hay bắt ép học trò đi học thêm cũng phải kiêng dè. Mặt khác, trong các buổi họp phụ huynh, các buổi chào cờ, chính ban giám hiệu nhà trường phải tuyên truyền, tư vấn, đọc điều cấm về việc dạy thêm, học thêm thì may ra mới có tác dụng ngăn ngừa răn đe, và cái chính là để các bậc cha mẹ nhận thức rõ hơn về vấn đề có nên cho con học thêm hay không.
Muốn chấn hưng nền giáo dục nước nhà hãy bắt đầu từ những việc làm thiết thực. Tôi mạnh dạn nói với chị việc học thêm của cháu là không hợp lý và không thể hiệu quả, chỉ tốn tiền và bào mòn sức lực của cháu mà thôi. Nhưng chị vẫn khăng khăng không thay đổi quyết định: càng học nhiều càng tốt và học thêm cũng là một cách cấm cản việc con đi chơi. Thế là nửa ngày ở trường, nửa ngày con bé phải về nhà thầy cô giáo học thêm, nhiều lúc thấy cháu ăn vội ổ bánh mì để lót dạ đỡ đói rồi đi học tiếp mà xót xa.
Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử - Đã bao nhiêu lần Bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt đẹp lẽ ra Bạn xứng đáng có được chỉ vì Bạn không thuyết phục được những người rất sẵn sàng trao cho Bạn các cơ hội ấy? - Đã bao nhiêu lần Bạn gây ra nhiều điều không hay chỉ vì không biết cách ăn nói cho lọt tai sếp, đồng nghiệp, bạn bè, vợ chồng, con cái, cha mẹ Bạn? - Đã bao nhiêu lần những điều tốt đẹp Bạn làm lại không được ghi nhận, không được ai biết đến, không được ai lưu tâm, không được ai đón nhận? Bạn đã đánh mất, đã để trôi tuột quá nhiều cơ hội cùng biết bao điều tốt đẹp khác trong cuộc sống và trong công việc, mà lẽ ra nếu nhờ chúng, có thể Bạn đang ngồi trên đỉnh thành công từ bao giờ rồi – chỉ vì một nguyên do hoàn toàn có thể khắc phục được, đó chính là Kỹ năng giao tiếp thông minh. Bất kể Bạn là ai, làm gì, theo đuổi mục tiêu nào… thì khả năng giao tiếp tốt và truyền được cảm hứng cho người nghe vẫn là một kỹ năng hàng đầu không gì thay thế nổi, tạo lợi thế rất lớn trong công việc cũng như cuộc sống của bạn. Click để tham gia khoá học Kỹ năng giao tiếp ứng xử của GV Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu: |
Theo tác giả Bình Yên, báo Tuổi Trẻ, link bài viết gốc: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20140904/xot-xa-hoc-them/641038.html