Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, khoa giáo

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trường chuẩn quốc gia (CQG) ngoài đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng dạy và học còn phải đáp ứng được quy định về sĩ số.

Bên cạnh đó, phải có đầy đủ các phòng chức năng, trang thiết bị dạy và học. Những quy định này đang làm khó các trường nội thành của các TP lớn như Hà Nội và TP HCM.

Hà Nội: Mỗi tháng cần 40 trường đạt chuẩn

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, quỹ đất cho nhu cầu xây dựng trường học đến năm 2015 đã đáp ứng đủ. Hà Nội cũng ra mục tiêu đến năm 2015 phải có từ 50 đến 55% số trường công lập đạt CQG. Tính đến hết tháng 9-2013, toàn TP có 768 trường công lập đạt CQG (đạt 37,8%).

khó khăn với quy định chuẩn quốc gia

Quy định trường chuẩn quốc gia khó hơn lên trời

Ước tính đến hết năm, Hà Nội sẽ có tổng số 871 trường đạt chuẩn (đạt tỷ lệ 42,9%). Để hoàn thành mục tiêu 147 trường đạt CQG năm 2013 thì trong 3 tháng còn lại, Hà Nội cần có thêm 125 trường đạt chuẩn. Như vậy, mỗi tháng phải có 40 trường đạt chuẩn.

GĐ Sở GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, tuy số trường cần đạt chuẩn lớn nhưng theo báo cáo của các quận huyện thì tương đối khả quan.

Nếu như đầu năm 2013, các quận, huyện đăng ký 101 trường đạt chuẩn thì đến nay con số đăng ký đã vượt lên 152 trường và đã có 51 trường đạt chuẩn, 59 trường đã được tư vấn. Theo tiến độ thì đến cuối tháng 11 sẽ công nhận được 110 trường. Nếu đạt mục tiêu thì ngành GD&ĐT Hà Nội sẽ vượt chỉ tiêu 25 trường đạt CQG.

** Gian truân đạt trường chuẩn quốc gia

Lượng nhiều, chất được bao nhiêu?

Theo tiêu chí của Bộ GD&ĐT về trường CQG: Mỗi trường chỉ được có tối đa 30 lớp, mỗi lớp không quá 35 học sinh. Diện tích đất bình quân cho một học sinh không dưới 6m2 đối với khu vực nội thành và 10m2 đối với ngoại thành. Đây là một trong những yêu cầu làm khó nhiều trường nội thành ở Hà Nội và TP HCM bởi những áp lực về số học sinh các trường này cần nhận trên địa bàn. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị rất khó đạt. Theo ông Trần Hữu Thành - Phó Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính (Sở GD&ĐT Hà Nội) thì trong 3 năm từ 2011 đến 2013, đa số các huyện ngoại thành đều khó khăn trong việc huy động kinh phí đầu tư xây dựng. Còn với quận nội thành, việc mở rộng diện tích là rất khó khăn.

*** Quy định mới về trường chuẩn quốc gia

Vì vậy, nếu để đảm bảo về số lượng trường CQG phải đạt thì có thể vẫn đáp ứng đủ về số lượng nhưng không đồng đều giữa các địa bàn. Hiện Hà Nội có 8 quận, huyện đã nỗ lực vươn lên dẫn đầu về tỷ lệ các trường công lập đạt CQG: Tây Hồ (70,8%), Long Biên (67,9%), Hà Đông (65%), Thanh Trì (63,5%), Cầu Giấy (62,9%), Gia Lâm (60%), Đan Phượng (59,6%), Từ Liêm (59,1%). Nhưng có những quận sẽ có tỷ lệ trường đạt CQG thấp vì quỹ đất không thể mở rộng hơn được nữa. Như vậy, có nơi sẽ đạt 90% số trường đạt chuẩn, có nơi mới chỉ 20%. Như thế thì dù tỷ lệ chung của TP sẽ đạt nhưng là nơi cao bù nơi thấp.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là nếu đạt số lượng trường CQG theo đúng quy định thì chất lượng giáo dục tăng được bao nhiêu? Hà Nội thời gian gần đây đã phát hiện nhiều ngôi trường “khang trang” bề ngoài nhưng bị “bỏ hoang” vì chưa sử dụng đã xuống cấp nên phả̉i rà soát lại tiến độ xây dựng trường học.

Có ý kiến cho rằng: Chuẩn hay không chuẩn chỉ là cách gọi chứ không phải để phân biệt chất lượng trường này trường kia. Trên thực tế, chất lượng giáo dục luôn chạy theo danh hiệu thì “chuẩn quốc gia” chỉ là cái lốt che đậy những sự yếu kém bất cập của giáo dục mà thôi.

Theo tác giả Phan Thủy, phapluatxahoi