Để làm được điều này, ngành GD-ĐT phải tự so sánh mình có khác gì so với các nước phát triển, từ bộ môn giảng dạy đến nội dung giáo án, thời gian học trình, phương pháp dạy và học… Có như vậy mới cải cách triệt để vàđào tạo được đầu ra đáp ứng đúng nhu cầu xã hội. Đây mới chính là cốt lõi của nội dung xã hội hóa giáo dục. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể tựđặt cho mình một chuẩn riêng, tách biệt với sự công nhận vàđồng nhất của thế giới.
Điều này dẫn đến hậu quả khôn lường, mà trước mắt là những học viên muốn tiếp cận với kiến thức thực tiễn của xã hội đã từ chối môi trường giáo dục thuần lý thuyết ở nước ta. Chúng ta đã vàđang thấy nhiều gia đình gửi con em du học nước ngoài ngay từ bậc phổ thông dù gánh nặng chi phí là không nhỏ. Đây hoàn toàn là việc bất đắc dĩ nhưng vì tương lai của con em, họ buộc phải làm thế.
Sự quay lưng với nền giáo dục nước nhà cho thấy Việt Nam sẽ còn mất đi nhiều học sinh, sinh viên nếu không giải quyết kịp thời những bất cập trong công cuộc xã hội hóa giáo dục. Chi phí mỗi năm Nhà nước đầu tư cho giáo dục rất lớn mà không đem lại hiệu quả như vậy thì thật là một sự phí phạm rất lớn – phí phạm tài chính, phí phạm nhân lực và hơn thế nữa là phí phạm chất xám.
Muốn giải quyết được điều này, Nhà nước phải xã hội hóa giáo dục một cách triệt để hơn. Nội dung giáo dục nên chăng để cho các trường chủđộng tự soạn chương trình giáo án và tự chịu trách nhiệm với chất lượng đào tạo của mình. Nhà trường có quyền và trách nhiệm tuyển sinh, tổ chức thi cử và cấp bằng, tuyển chọn đội ngũ giáo viên cũng nhưđược tự chủ hoàn toàn về tài chính. Có như vậy mới đúng nghĩa của cụm từ“xã hội hóa giáo dục”.
Bên cạnh đó, mỗi trường có một chuyên ngành, đặc tính và văn hóa riêng nên chúng ta cần tôn trọng, chấp nhận sự khác nhau này bằng cách cho ban giám hiệu từng trường quy định phương pháp dạy và học của riêng họ. Nhà nước và Bộ GD-ĐT chỉ cần quan tâm đến chất lượng đầu ra, bằng những đánh giá phân loại trường để xã hội và phụ huynh và học sinh, sinh viên có căn cứ khách quan để chọn lựa đâu là nơi đào tạo phù hợp nhất cho mình. Còn lại tất cả vấn đề nội bộ hãy để cho các trường tự quyết.
Nhà nước cần hỗ trợ về tài chính cho các trường ở các cấp khác nhau, không kể trường công lập hay tư thục vì ngân sách giáo dục quốc gia đều do người dân đóng góp nên không có gì sai nếu đầu tư cho cả trường công lẫn trường tư. Một vấn đề nữa làđừng để thiếu đất xây trường.
Đất đai xây dựng trường học không nên xem là đất thương mại, mà làđất công của Nhà nước chu cấp cho ngành giáo dục. Việc này không chỉ thuộc trách nhiệm của Bộ GD-ĐT màở tầm chính sách quốc gia, Nhà nước phải có những tỷ lệ quy hoạch đất đai dành riêng cho giáo dục. Biết bao trường học mở ra nhưng không có diện tích đất để xây trường, đành cho sinh viên học tạm bợ ở những cơ sở chật hẹp khác nhau.
Trong khi nếu những cơ quan có thẩm quyền biết cách kêu gọi, khuyến khích người dân đóng góp đất tư nhân để xây trường thì mọi việc sẽ khác. Nếu người dân đóng góp đất đai cho Nhà nước thuê thì phải miễn thuế cũng nhưđảm bảo quyền lợi cho họ, từđó mới mong có thêm nhiều đất đai để xã hội hóa giáo dục.
Không chỉ riêng cho giáo dục, mà cả những ngành khác như y tế, văn hóa, thể thao…, Nhà nước cũng nên tạo điều kiện và giúp đỡ người dân đã mang đất cho thuê làm trường học, bệnh viện, công viên, sân vận động…
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước và Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng các loại trường mà xã hội chưa làm được, như những trường dạy các ngành học văn hóa và truyền thống, những trường cho các học sinh khó khăn không thể theo học các trường tư thục, trường phổ cập, trường quốc tế.
Nhà nước cũng nên quan tâm nhiều đến chính sách cho các trường học, có chếđộ phúc lợi dành cho những người làm giáo dục, nhất là các thầy cô giáo (bảo hiểm, phúc lợi xã hội, lương bổng…), không phân biệt giáo viên trường công lập hay dân lập. Có chính sách như vậy thì xã hội hóa giáo dục mới đào tạo được đầu ra phù hợp với yêu cầu xã hội và cung – cầu mới hy vọng sớm gặp được nhau.
Theo Tuoitre