Viện nghiên cứu cao cấp Princeton - Phần 1

Sự kiện: học viện quốc tế

Vào tháng 9/1931, ông gửi bản kế hoạch chi tiết hơn cho các thành viên Ban ủy thác: “Viện nghiên cứu cao cấp sẽ không phải là mô hình của đại học hiện đại đang phải vật lộn với rất nhiều nhiệm vụ và nhiều sinh viên, cũng không phải là một cơ sở nghiên cứu chỉ tham gia vào việc đưa ra lời giải cho các vấn đề. Nó có thể xem như mô hình nằm ở giữa. Tôi muốn lần lượt thành lập một loạt khoa thành viên hoặc nhóm nghiên cứu khi nguồn lực con người và tài chính cho phép, ví dụ như khoa Toán, Kinh tế, Lịch sử, Triết học… Mỗi khoa phải tiến hành các công việc của mình theo cách riêng và cả các môn học lẫn học giả sẽ không theo một cái khuôn mẫu nào cả.” Theo Flexner, Viện nghiên cứu cao cấp nên bắt đầu với Toán học – ngành khoa học mà ông xem là ngành khoa học cơ bản có trước các ngành khoa học khác. Ông cũng dự định sẽ thêm kinh tế và các môn học về nhân văn vào lĩnh vực nghiên cứu của viện khi nguồn tài chính và nhân lực cho phép.

Sau khi Flexner tiến hành nghiên cứu ở khu vực bờ Đông nước Mỹ và Châu Âu, người em trai của ông khuyên ông nên tới thăm khu vực bờ Tây, đặc biệt là Viện Công nghệ California, Pasadena. Flexner tới California vào tháng 2/1932. Cuộc viếng thăm của ông trùng hợp với của Einstein- người cũng đang tìm kiếm nơi trú ngụ tại California để thoát khỏi tình cảnh khốn khó của tri thức Do Thái tại Đức. Einstein rất hứng thú nói chuyện với Flexner và cả kế hoạch của ông. Nhà cải cách giáo dục và nhà khoa học nối tiếng nhất thế giới đồng ý sẽ tiếp tục cuộc trò chuyện của mình tại Oxford vào mùa hè.

 

Nhiều học giả nổi tiếng thời đó cũng đồng ý với quan điểm của Flexner về việc thành lập một viện nghiên cứu quốc tế tại Mỹ, nơi các nhà khoa học có thể tự do theo đuổi niềm say mê học thuật của họ. Nhà kinh tế Thorstein Veblen là một trong số đó. Oswald Veblen, cháu của ông, là giáo sư toán tại Đại học Princeton cũng theo đuổi việc thành lập một viện nghiên cứu cao cấp. Năm 1924, Oswald Veblen cũng viết thư nhờ em trai của Flexner ủng hộ kế hoạch thành lập Viện nghiên cứu toán. Theo dự định của ông, Viện nghiên cứu Toán sẽ không bao gồm việc giảng dạy ở bậc đại học cũng giống như quan điểm của Flexner. Khi Veblen đọc thông báo trên New York Times vào tháng 6/1930, ngay lập tức ông viết thư chúc mừng Flexner và mong muốn rằng viện nghiên cứu mới sẽ nằm gần Princeton để có thể sử dụng cơ sở vật chất của trường đại học và đổi lại trường đại học cũng được hưởng lợi từ sự hiện diện của Viện.

Princeton university, hoc bong du hoc my, thong tin du hoc my, tuyen sinh du hoc my, thu tuc du hoc my, kinh nghiem du hoc my, dai hoc quoc te

“Nếu Viện nghiên cứu tránh được sự theo đuổi nhưng mục tiêu thực dụng, đầu óc của các học giả sẽ được giải phóng. Họ sẽ làm nên được những điều bất ngờ, và một ngày nào đó một khám phá không ngờ tới tưởng như không dẫn tới đâu cả sẽ trở thành sợi dây nối không thể thiếu trong chuỗi tri thức dài và phức tạp, nó có thể mở ra những chân trời mới cả về lý thuyết lẫn thực hành”

Abraham Flexner

Mùa thu năm 1932, 8 tháng sau khi thăm Viện công nghệ California, Abraham Flexner thông báo rộng rãi việc thành lập khoa toán – thành viên đầu tiên của Viện nghiên cứu tiên tiến Princeton. Hai giáo sư đầu tiên được bổ nhiệm là Oswald Veblen và Albert Einstein. Flexner cũng hy vọng bổ nhiệm Hermann Weyl, nhà toán học kế nhiệm David Hilbert tại trường Đại học Gottingen nhưng Weyl đang băn khoăn và chưa cam kết gì cả. Cùng với Einstein, sự trợ giúp của Veblen và Luther Eisenhart, trưởng khoa tại Đại học Princeton, Flexner bắt đầu thành lập một khoa toán lẫy lừng, và bắt đầu hoạt động vào mùa thu năm 1933. Chưa có cơ sở của riêng mình, khoa toán tạm thời thuê phòng tại Fine Hall, trường Đại học Princeton. Khi thông tin về khoa toán được lan đi trong cộng đồng khoa học, Viện nghiên cứu cao cấp nhanh chóng được biết đến như một trong những trung tâm nghiên cứu lớn của thế giới.

 

Vào năm 1933, Flexner tuyển John von Neumann, một nhà khoa học trẻ nhưng rất tài năng về toán học đã từng là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Princeton. Các công trình nghiên cứu của von Neumann ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực từ lý thuyết trò chơi, khí tượng tới khoa học máy tính. Kiến trúc cơ bản của các máy tính hiện nay xuất phát từ thiết kế chiếc máy mà ông xây dựng tại Viện nghiên cứu cao cấp những năm 1940. Ông ở lại Viện cho tới khi ông mất vào năm 1957.

Princeton university, hoc bong du hoc my, thong tin du hoc my, tuyen sinh du hoc my, thu tuc du hoc my, kinh nghiem du hoc my, dai hoc quoc te

Thiên đường của các nhà khoa học

Nhiều người hài hước một cách cay đắng rằng những nỗ lực tuyển người của Flexner được chủ nghĩa phát xít Đức trợ giúp-đất nước mà ông đã tìm thấy rất nhiều cảm hứng cho những ý tưởng về giáo dục đại học của mình. Với việc thành lập Viện nghiên cứu cao cấp, Princeton thay thế Gottingen như là trung tâm của thế giới về toán học và đưa ra các điều kiện đặc biệt và các cơ hội cho khoa và các học giả. Viện nghiên cứu cao cấp Princeton trở thành kiểu mẫu cho các trường đại học trên toàn nước Mỹ.

 

Khoa toán của Viện tiếp nhận đồng thời cả các nhà toán học và các nhà vật lý. Einstein là nhà vật lý, Weyl và von Neumann là những nhà toán học có đóng góp lớn cho vật lý. Vào thời điểm đó, không có sự ngăn cách giữa toán học và vật lý lý thuyết và cũng không có sự phân chia giữa các môn khoa học tự nhiên cho tới năm 1966.

 

Năm 1933-1934, Khoa toán Viện nghiên cứu cao cấp bao gồm 5 nhà toán học và vật lý hàng đầu: James Alexander, Einstein, von Neumann, Veblen và Weyl với khoảng 20 học giả tới nghiên cứu. Cũng trong thời gian này, Paul Dirac và Wolfgang Pauli tham gia vào nhóm nghiên cứu của Viện.

 

Ngoài việc chia sẻ không gian với các nhà toán học của trường Đại học Princeton, các nhà nghiên cứu của Viện còn phối hợp với trường đại học tổ chức các bài giảng, khóa học, buổi seminar. Với các hoạt động tại Fine Hall, Abraham Flexner nhìn thấy ý tưởng “thiên đường cho các nhà nghiên cứu” của mình đang dần trở thành hiện thực. Tháng 12/1933, ông viết cho Felix Frankfurter- thành viên Ủy ban ủy thác: “Những điều đang diễn ra không chính xác là những gì tôi dự định nhưng tốt hơn nhiều so với những dự định của tôi. Chúng tôi có 5 nhà toán học hàng đầu, mỗi người có công việc riêng của mình. Chúng tôi nhận 20 nhà nghiên cứu có khả năng làm việc độc lập – những người đang là giáo sư dự khuyết (assistant professor) hoặc phó giáo sư (associate professor) tại các trường đại học của Mỹ hoặc ở nước ngoài. Họ được thoải mái tại Fine Hall mà không phải theo các quy định gì cả. Các giáo sư biết họ muốn làm gì và đang thực hiện điều đó”.

Princeton university, hoc bong du hoc my, thong tin du hoc my, tuyen sinh du hoc my, thu tuc du hoc my, kinh nghiem du hoc my, dai hoc quoc te

Với thành công của khoa toán, Flexner bắt đầu nghĩ tới các môn khác và các vấn đề khác. Vào giữa những năm 1930, Viện đã mời được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực toán học, kinh tế, chính trị và nhân văn cho 3 khoa đầu tiên của Viện. Năm 1939, Viện nghiên cứu cao cấp Princeton xây dựng xong cơ sở vật chất, đồng thời Viện cũng có Viện trưởng mới. Frank Aydelotte thay người bạn Flexner Abraham trở thành người điều hành Viện qua những năm tháng chiến tranh cho tới năm 1947. Flexner biết Aydelotte, cựu sinh viên của Indiana và Harvard, từ khi họ cùng là giáo viên tại trường trung học nam sinh Louisville tại Kentucky, khi đó Aydelotte giảng dạy tiếng Anh và bóng đá.

 

Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhiều thành viên của Viện nghiên cứu cao cấp cũng tham gia vào cuộc chiến dưới nhiều hình thức khác nhau. Năm 1939, Einstein cùng với một vài nhà vật lý khác đã viết thư cho Tổng thống Roosevetl cảnh báo về việc phát xít Đức đang phát triển bom nguyên tử. Panofsky tham gia vào việc làm giảm thiệt hại của bom Mỹ tại các công trình văn hóa ở Đức và Ý. Von Neumann trở thành cố vấn cho phòng thí nghiệm Los Alamos từ năm 1943 đến 1955 và tham gia vào phát triển bom hydrogen.

Phần 3

Đăng ký nhận thêm thông tin về các Trường Quốc Tế hoặc thông tin tuyển sinh của trường quốc tế qua email tại ô bên dưới: