Sự kiện: Giáo Dục, Tuyển Sinh

Tin liên quan:

dao_tao_giao_vien_tieng_anh

Một buổi học tiếng Anh của học sinh lớp 3 Trường tiểu học Phan Đình Phùng, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG


Tôi là một nhà giáo đang sinh sống ở Hội An. Trước đây, tôi đã có 17 năm dạy tiếng Anh ở Úc, Nhật, Hàn Quốc...

 

Tôi nhận thấy hiện nay nhiều giáo viên tiếng Anh ở VN chỉ được đào tạo quanh quẩn trong những khuôn mẫu cũ kỹ, đặt nặng về lý thuyết. Nhiều giáo viên thực tập dành quá nhiều thời gian để học ngữ nghĩa tiếng Anh, soạn giáo án chi tiết và những bài tập ngữ pháp buồn tẻ.

 

Thế nhưng khi tôi tình cờ đặt một câu hỏi ngữ pháp đơn giản cho một giáo viên thì cô ấy không thể giải đáp được mặc dù cô có đến ba cuốn sách về ngữ nghĩa tiếng Anh trong tủ sách sau bàn làm việc. Một số giáo viên còn gặp khó khăn khi giao tiếp với người bản ngữ thì làm sao dạy ngoại ngữ cho học sinh?

 

Tôi nghĩ chúng ta có thể dạy giáo viên khả năng tự dạy mình. Tôi muốn nói đến việc đào tạo giáo viên cách tìm kiếm tài liệu giảng dạy, ý tưởng, hướng giải quyết sáng tạo trên mạng. Họ cũng cần nâng cao kỹ năng vẽ bản đồ tư duy, liên kết các ý nghĩ và khái niệm ngôn ngữ, củng cố kiến thức chuyên ngành về ngữ âm, phát âm, luyện kỹ năng nghe nói.

 

Cần có thêm nhiều trang web là các cơ sở dữ liệu bao gồm nhiều mục liên quan đến giáo dục như các bài giảng, trò chơi trong lớp, kỹ năng dạy tiếng Anh được chia sẻ bởi các giáo viên kinh nghiệm cho mọi người tham khảo. Ở nước ngoài có những trang web rất hữu ích cho giáo viên dạy tiếng Anh.

 

Nếu giáo viên nhiều nơi chưa có khả năng vào mạng Internet, chúng ta có thể cung cấp những cuốn sách phát triển ngành nghề cho giáo viên, những tài liệu giảng dạy của Bộ Giáo dục - đào tạo cho khoa tiếng Anh của các trường.

 

Nếu có điều kiện hơn nữa, các trường ĐH chính quy ở một vùng nào đó có thể cùng nhau mời các giáo viên bản ngữ có kinh nghiệm đến VN và gửi những giáo viên vùng xa về học với các chuyên gia. Các nước châu Á khác đã tổ chức thành công những chương trình cung cấp giáo viên nước ngoài cho các trường công dài hạn như JET (Japan Exchange and Teaching Program) của Nhật Bản và EP (English Programme) của Thái Lan.

 

Nền giáo dục VN thật ra đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt trong việc đào tạo ngành nghề. Để nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta không cần sáng tạo những cái mới mà nên vận dụng những gì có sẵn.

 

Tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, trường quốc tế

Kenhtuyensinh (TTO)

Bài: Vận dụng nội lực để đào tạo giáo viên tiếng anh