TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - BÁO GIÁO DỤC

Tin liên quan:

>> Tuyển sinh 2013 có còn thiếu chỉ tiêu cho khối ngoài công lập

>> Tuyển sinh 2013: Khối năng khiếu sẽ tuyển sinh riêng

>> Tuyển sinh 2013 có còn tình trạng thiếu hụt chỉ tiêu

Nhiều trường chưa sẵn sàng tự chủ tuyển sinh

Năm 2013, các trường trọng điểm, trường năng khiếu sẽ được thí điểm tự chủ trong tuyển sinh. Thông điệp này từ Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga đã được các nhà tuyển sinh đón nhận rất khác nhau.

Trường thí điểm sẽ thành... ốc đảo

Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học (ĐH) Thái Nguyên phân tích: Nghe nói tự chủ thì các trường đều thích, vì được chủ động hơn trong tuyên truyền quảng bá cho thí sinh, ra đề thi và xem xét để cho phù hợp khả năng chung của thí sinh trong khu vực.

Nhưng liệu có vượt qua được nhiều vấn đề đặt ra từ sự đổi mới này không? Theo ông Vui, ĐH Thái Nguyên thi chung đợt với cả nước mà tự ra đề riêng để tuyển riêng thì liệu thí sinh có chọn ĐH này để thi không?

 

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, tuyen sinh 2013, xet tuyen dai hoc, diem xet tuyen, chi tieu xet tuyen, danh sach cac truong xet tuyen, ho so xet tuyen, dieu kien xet tuyen, diem chuan xet tuyen, diem san dai hoc, thong tin xet tuyen, thoi gian xet tuyen, ngay xet tuyen, han nhan ho so xet tuyen, thoi gian ket thuc xet tuyen, xet tuyen nguyen vong 2, xet tuyen nv 2, nguyen vong 2, nguyen vong 1, tien phong, tu chu tuyen sinh

 

Bên cạnh đó, nếu ĐH Thái Nguyên thi riêng đợt thì có nghĩa là thí sinh sẽ có thêm cơ hội thi ngoài đợt chung và khi trúng tuyển liệu họ có chọn học ĐH Thái Nguyên không? Liệu điểm của ĐH Thái Nguyên có được sử dụng chung trong cả nước hay chỉ có giá trị trong 10 trường ĐH. Nếu như thế, việc tuyển đủ người học sẽ còn khó khăn hơn!

Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa HN cho biết: trường này đã có những phương án nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề để có thể tự chủ tuyển sinh.

Ông Sơn cho rằng, các trường được thí điểm tự chủ tuyển sinh riêng nhưng Bộ GD&ĐT cần có cơ chế để điều phối chung với các trường ĐH, CĐ còn lại trong hệ thống.

Ông Sơn đặt câu hỏi: Thí sinh thi vào Đại học Bách khoa và thi trường khác cùng trúng tuyển 2 trường thì điều phối thế nào? điểm trường thi riêng được công nhận và sử dụng như thế nào trong cả hệ thống? ngày thi có bắt buộc cùng ngày?…

Về điểm này, bà Nguyễn Thị Thanh Đức, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An cũng nói: Nếu làm riêng thì các văn bản pháp quy sẽ không bắt kịp với sự thay đổi và không phối hợp với các trường tách ra làm riêng, các trường này dễ bị lạc ra khỏi dòng chảy của hệ thống!

Theo ông Hoàng Minh Sơn, khi nào Bộ GD&ĐT có một cơ chế phối hợp trong toàn hệ thống thì mới có thể thực hiện được tự chủ trong tuyển sinh.

Đổi mới không thể tùy tiện!

Bà Nguyễn Thị Thanh Đức, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật Nghệ An nêu ý kiến: Nếu tự chủ tuyển sinh thì trường sẽ chỉ tổ chức thi riêng cho những ngành năng khiếu và tổ chức nhiều đợt thi trong năm.

Những ngành chung như quản lý văn hóa, khoa học thư viện, VN học hay hướng dẫn viên du lịch thì sẽ thi chung đợt với cả nước. Ngay cả những ngành đặc thù thi riêng thì các môn như: Toán, Văn, Ngoại ngữ cũng sẽ dùng đề thi từ ngân hàng của Bộ GD&ĐT, nếu tổ chức riêng thì sẽ không có đủ kinh phí để trang trải.

Với kiểu đề thi hiện tại, chỉ mới kiểm tra kiến thức, chưa đánh giá được 6 nhóm năng lực để quyết định thí sinh nào có đủ năng lực vào học ĐH, CĐ hay sau ĐH thì tự chủ cũng vậy thôi. Không phải tự chủ đại học là các trường được tự ra đề thi, tự tuyển và tự lấy người học...

Ông Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQG HN, đại diện nhà tuyển sinh tại một trường trọng điểm đã nói vui về công cuộc tìm kiếm đổi mới thi tuyển sinh mà ngành GD&ĐT đang hướng tới như vậy.

Ông Nhuận khẳng định: Thay đổi phương thức tuyển sinh mới là lõi của vấn đề; còn tự chủ tuyển sinh là giao cho ông hiệu trưởng quyết định chính sách tuyển sinh cho trường mình trên cơ sở kết quả đánh giá 6 năng lực như đã nói ở trên, do một cơ quan khảo thí độc lập cung cấp.

Từ đó ông hiệu trưởng ĐH, CĐ sẽ quyết định một điểm tối đa để lấy người học là bao nhiêu và hệ số của từng năng lực. Ngoài ra, có thể quyết định thêm, dựa trên thành tích, năng lực của thí sinh ví dụ học sinh giỏi quốc gia.

Để đổi mới tuyển sinh, ông Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh: Cần xây dựng đội ngũ chuyên gia, xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực của VN trên cơ sở nắm công nghệ lõi; sau đó mới thử...

Có quá nhiều việc cần được chuẩn bị bài bản. Tôi nghĩ phải mất vài năm và còn tùy thuộc vào sự quyết tâm của Bộ GD&ĐT. Năm 2013, ông Nhuận nói, nếu được lựa chọn, ĐHQG HN không có chủ trương tự mình ra đề và sẽ vẫn chọn... ”ba chung”!

 

Xem thêm: Tuyển sinh 2013 có còn tiếp diễn tình trạng khó tuyển sinh

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

The Tienphong