Tin tức: GIÁO DỤC | TUYỂN SINH | TƯ VẤN TUYỂN SINH | TỈ LỆ CHỌI 2013

Những thông tin tuyển dụng thời gian gần đây cho thấy sinh viên các ngành kinh tế, xây dựng có nguy cơ thất nghiệp cao. Những người làm công tác hướng nghiệp trong nhà trường cần những thông tin thiết thực về ngành nghề này để tư vấn cho học sinh, mong chương trình chia sẻ?

Ông Trần Anh Tuấn - phó giám đốc trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM - thông tin: "Với hai nhóm ngành xây dựng và tài chính ngân hàng, hiện nay chúng ta đang lâm vào tình trạng tất cả các ngành đều thiếu và thừa nhân lực. Tuy nhiên, hai ngành này là rõ nét nhất so với những ngành khác. Hiện nay, hai ngành này đang nằm ở mức độ 4%, tức cần khoảng 10.000 - 12.000 lao động tại TP.HCM. Lĩnh vực này vẫn thiếu những người chuyên nghiệp, có kỹ năng cao. Ngành tài chính ngân hàng hiện nay thường xuyên tuyển, không có người để tuyển. Ngành xây dựng thiếu trầm trọng trung cấp xây dựng, công nhân xây dựng nhưng lại thiếu những kỹ sư giỏi. Số lượng chỗ việc làm nhiều nhưng người tìm việc không đáp ứng trình độ do thiếu kiến thức, kỹ năng".

Tư vấn tuyển sinh ngành kinh tế và Xây dựng năm 2013

Tư vấn tuyển sinh ngành kinh tế và Xây dựng năm 2013

TS Trần Thế Hoàng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - chia sẻ thêm: "Câu hỏi này, chúng tôi cũng nhận được rất nhiều. Có điều bây giờ nguy cơ thất nghiệp của ngành càng ngày càng rõ ra. Sinh viên khi tốt nghiệp kinh tế ra trường, đứng trước khó khăn từ yêu cầu khó khăn của cơ quan Nhà nước. Đặc điểm của cơ quan Nhà nước là thiếu chỗ nào, lấp chỗ đó nên ít có cơ hội cho sinh viên mới tốt nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp đòi hỏi ngày càng cao, kiến thức chưa đủ, kỹ năng đào tạo chưa đủ. Trong khi đó, kiến thức đại cương chiếm gần hai năm. Vào chuyên ngành, đào tạo nhiều nhưng không thể hết các kỹ năng mà doanh nghiệp đòi hỏi. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đòi hỏi kinh nghiệm thực tế. Do đó, chúng tôi muốn chia sẻ thêm ai làm giỏi, chấp nhận thách thức, có kỹ năng tốt sẽ vẫn được tuyển dụng. Trách nhiệm của trường là nâng chất lượng đào tạo. Người học phải trang bị thêm cho mình những kỹ năng, kiến thức và phối hợp với các doanh nghiệp từ năm thứ nhất, đến năm thứ tư. Theo tôi, bức tranh hơi u ám về ngành tài chính ngân hàng cũng không phải toàn màu tối. Nếu chúng ta có năng lực, quyết tâm học đúng ngành mình, có những hành vi đúng mực sẽ tìm được việc làm".

Th.S Lâm Tường Thoại (ĐH Quốc gia TP HCM) chia sẻ tiếp: "Tôi tập trung yếu tố cung cầu của ngành tài chính ngân hàng. Năm 2008, nếu thầy cô theo dõi số thí sinh thi vào ngành tài chính ngân hàng khoảng 1 chọi 50 ở một số trường. Qua đó, các thầy cô sẽ thấy năm đó ngành tài chính ngân hàng và những ngành liên quan như kế toán, bất động sản... mở ra rất nhiều. Tuy nhiên, sau đó kinh tế suy thoái do cả khách quan và chủ quan. Tôi nghĩ cần phải có dự báo dài hơi, xa hơn nữa về nhu cầu nhân lực ngành nghề.

Chúng ta vẫn động viên các em chọn ngành nghề cho đúng theo năng lực, sở thích của mình. Do vậy, nrong nhu cầu nhân lực vẫn cần những người giỏi và cả người "dở". Chẳng hạn như trong ngành ngân hàng tuyển vị trí trả lương 5.000 USD và cũng sẽ tuyển những vị trí trả lương khoảng 3 triệu đồng. Do đó, nếu các em làm trong ngành ngân hàng vẫn sẽ tìm được việc làm".

* Thầy Nguyễn Văn Dương - Trường THPT Củ Chi: Việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh rất khó khăn do giáo viên rất khó cập nhật các thông tin về nhu cầu nhân lực. Có cách nào để giúp giáo viên làm công tác hướng nghiệp giải tỏa khó khăn này?

Công tác giáo dục tập trung cho giáo viên chủ nhiệm như hiện nay rất phân tán và không hiệu quả do mỗi năm chủ nhiệm một lớp, thời gian hướng nghiệp ít, sách giáo khoa quá cũ. Hướng nghiệp là giúp học sinh tự nhìn nhận thực tế bản thân và xã hội để nhận thấy rằng không có ngành nghề hay công việc nào thấp kém.

-  Ông Phạm Ngọc Thanh: Từ trước đến nay mình chưa có quy hoạch tổng thể nhân lực của cả nước. Vừa qua, chúng ta hoàn thành bản quy hoạch này. Thành phố cũng đã có quyết định làm quy hoạch nhân lực của thành phố. Tuy nhiên, kết quả có thể vẫn chưa như chúng ta mong muốn giữa đào tạo và nhu cầu nhân lực. Việc hướng nghiệp trong nhà trường trước nay ở mỗi trường đều có và dạy theo các bài của Bộ GD-ĐT. Mỗi trường có cách làm riêng như tham quan nhà máy, thuyết trình nghề nghiệp...

Hàng năm Sở GD-ĐT đều có tập huấn về công tác hướng nghiệp cho một cán bộ trường THPT. Tuy nhiên do điều kiện nên việc này vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Cái khó hiện nay là làm sao để các em chọn đúng nhóm ngành nghề, quan trọng hơn là các em có dám chọn ngành nghề đó không hay e ngại thang giá trị xã hội mà chê không học trung cấp, nghề. Vấn đề là làm sao thay đổi nhận thức của gia đình và học sinh về vấn đề này. Các trường không chạy theo thành tích mà phải đảm bảo cho các em chọn đúng ngành nghề.

Th.S Phạm Đăng Khoa (Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) băn khoăn:Trong công tác hướng nghiệp cho học sinh, chúng tôi hơi đơn độc. Có những khó khăn về hướng nghiệp tại trường THPT do yếu, thiếu về nhân lực. Chúng tôi không đủ nhân lực để làm hướng nghiệp cho học sinh. Chúng tôi cần phải được tập huấn nhiều hơn nữa. Tôi đề nghị các đơn vị truyền thông phải đưa những thông tin nhân lực cho học sinh, phụ huynh đề các em cùng quí vị phụ huynh định hướng, xác định ngành nghề cho tương lai.

Tôi mong rằng mỗi học sinh cần phải có quyền được hướng nghiệp. Chúng tôi tâm niệm phải làm sao để học sinh biết được tính khoa học trong lựa chọn nghề nghiệp để hướng nghiệp suốt đời. Năm sau, tôi cũng mong chương trình tọa đàm sẽ có thêm thầy cô từ các trường THCS nữa vì đây cũng là đội ngũ rất quan trọng”.

Một giáo viên Trường THPT Gia Định, TP.HCM đồng tình với thầy Khoa vì cũng “cảm thấy đơn độc” công tác hướng nghiệp ở trường THPT. Cô nói: “Trường tôi được sự quan tâm ủng hộ từ hiệu trưởng, ban giám hiệu nên rất thuận lợi ở công tác hướng nghiệp. Tuy nhiên, ở nhiều trường, công tác hướng nghiệp chưa được coi trọng nên chất lượng chưa cao. Tôi mong Sở GD-ĐT nên có ý kiến với các trường để các trường để ý nhiều hơn về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh.

Các thầy cô cũng có nói là các em học hiện nay đi nhiều về thi ĐH hơn là học nghề. Là một giáo viên chủ nhiệm từng làm nhiều năm hướng nghiệp cho học sinh, tôi thấy định kiện xã hội tạo áp lực cho học sinh, giáo viên, và cả phụ huynh. Đề nghị báo Tuổi Trẻ nên để ý, đưa thông tin nhiều hơn về mảng công nhân, nên có những bài viết về những học sinh đi lên từ những công nhân bình thường thì sẽ có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục học sinh. Trên báo, những trường hợp đi lên từ công việc bình thường rất ít. Phải có những dẫn chứng cụ thể để học sinh thấy được là mình làm công nhân, mình học tập suốt đời vẫn có thể thành công được chứ không chỉ từ trường ĐH”.

tuyển sinh - tư vấn tuyển sinh - tư vấn chọn trường - thông tin tuyển sinh - tuyển sinh đại học - tuyển sinh cao đẳng

Theo Báo tuổi trẻ