Nhiều trường học vùng lũ tại Quảng Bình đang đối mặt với nỗi lo thiếu phòng học cùng các cơ sở vật chất khác trong năm học 2022 - 2023.
1. Số dãy phòng và tầng đã hết hạn sử dụng
Trường tiểu học Liên Sơn (xã Mai Hóa, H.Tuyên Hóa), nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, hiện vẫn đang thiếu 8 phòng học và phòng chức năng do ảnh hưởng của mưa lũ trước đó. Ngôi trường có gần 500 học sinh, được bố trí thành 15 lớp học. Theo ghi nhận, trường còn 1 dãy phòng học 2 tầng và 1 tầng tươm tất, còn dãy phía trong cùng xuống cấp vừa phải đập bỏ.
Hiệu trưởng Lê Thị Oanh nhìn nhận tình trạng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giảng dạy cũng như chuyện học của học sinh.“Cuối năm 2020, UBND H.Tuyên Hóa có quyết định thanh lý công trình Nhà văn phòng và một dãy phòng học cấp 4 của Trường tiểu học Liên Sơn, do bị xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho học sinh và giáo viên. Sau đó, nhà trường đã đóng cửa các dãy phòng thanh lý. Nhưng từ đó đến nay nhà trường chưa được đầu tư kinh phí xây dựng trở lại”, cô Oanh nói.
Để “chữa cháy” cho tình trạng thiếu 8 phòng học và phòng chức năng, nhà trường phải sử dụng tạm một nhà cấp 4 đã hết hạn sử dụng, gồm 4 phòng học. Bên cạnh đó, phải ghép phòng học, phòng chức năng, phòng đội và phòng y tế, thư viện làm phòng học… Tuy nhiên, nhu cầu về phòng học vẫn chưa đáp ứng.
Trường học vùng lũ lo thiếu cơ sở vật chất trong năm học mới
2. Lo lắng “rớt” chuẩn quốc gia
Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học - THCS Lâm Hóa cũng xảy ra tình trạng tương tự, thậm chí còn khó khăn hơn vì đây là khu vực vùng sâu vùng xa của huyện Tuyên Hóa.Thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Tâm cho biết có những điểm trường tại các bản vùng sâu đã được xây dựng gần 30 năm, phòng học nhỏ hẹp, đã xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn đang là nơi học tập của hơn 70 em học sinh.
Thiếu cơ sở vật chất, lo chất lượng giảng dạy và học tập bị ảnh hưởng, nhiều trường học còn phải tìm giải pháp giải quyết dứt điểm để đủ điều kiện trường đạt chuẩn quốc gia.“Theo kế hoạch, tới đây nhà trường thực hiện công tác kiểm định chất lượng và kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia. Nếu không có 8 phòng để kịp thời thay thế 2 dãy phòng thanh lý, trường sẽ không đủ điều kiện để đề nghị kiểm tra, công nhận lại”, cô hiệu trưởng Lê Thị Oanh chia sẻ.
Ông Hoàng Văn Phúc, Trưởng phòng GD-ĐT H.Tuyên Hóa, cho biết Phòng GD-ĐT đã nhận được các văn bản đề nghị từ phía nhà trường và đã tham mưu lãnh đạo huyện chỉ đạo các địa phương dùng các ngân sách hợp pháp để quan tâm hỗ trợ cho các trường. Qua khảo sát nhu cầu cơ sở vật chất xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và xây dựng cơ sở vật chất trường học năm 2022, Phòng GD-ĐT H.Tuyên Hóa thống kê các trường học trên địa bàn cần đầu tư xây dựng mới hơn 200 phòng học và các phòng chức năng mới đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập.
> Hà Nội thông báo tạm thời chưa thu học phí năm học mới
> Hà Nội cấm giáo viên ép học sinh chọn nguyện vọng học tập
Theo Báo Thanh Niên