Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOC - ĐIỂM CHUẨN

Tin liên quan:

>> Chạy giấy chứng nhận tốt nghiệp mẫu giáo

>> Trẻ tự kỷ bị phân biệt đối xử

>> Trường mầm non quốc tế Maple Bear cho trẻ ăn đồ bẩn



Chỉ còn hai tháng nữa là học sinh bước vào năm học mới. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 nháo nhào đưa con đến phòng khám của các bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 để xin “giấy chứng nhận sức khoẻ tâm lý, tâm thần” để nộp vào trường. Riêng với những trẻ không được học tập đọc, viết trước khi vào lớp 1 thì “chới với” và được đánh giá là có vấn đề về trí tuệ, cần phải khám...

 

Ép trẻ em học quá sớm, Nghi án trẻ bị kết luận tâm thần oan, học mẫu giáo, tiểu học, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh

Trẻ không biết đọc, viết trước khi vào lớp 1: “Coi chừng bị cho là tâm thần”

Năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng 4 trở đi là khoa tâm lý của các BV lại xuất hiện tình trạng bố mẹ đưa con đến khám để xin giấy chứng nhận nộp cho trường. Chị Trần Thị Mỹ Anh - trú tại quận Bình Thạnh cho biết: “Tôi có con 6 tuổi và học kỳ 1, 2 vừa rồi cô giáo đề nghị gia đình cho cháu đi khám về tâm thần do cháu học quá chậm so với các bạn trong lớp. Gia đình tôi theo chủ trương là không cho trẻ học trước khi vào lớp 1. Vì học trước đến khi vào lớp 1 thì cháu đã biết và sẽ lười học, không tập trung. Tuy nhiên, đến khi vào được trường thì tôi mới thấy hối hận vì đã không cho cháu học trước. Ngay từ đầu năm học, cô giáo đã cho các cháu kiểm tra phân loại trẻ nào đã biết đọc, biết đếm số, thậm chí biết cộng trừ. Nếu chưa biết gì cả thì sẽ bị loại vào danh sách “học chậm” hoặc có vấn đề về trí tuệ...”.

Thạc sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà - khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 cho biết: “Nhiều phụ huynh đến khám nằng nặc đòi tôi phải cấp cho giấy chứng nhận là cháu bị khyết tật. Tôi không thể cấp được vì qua thăm khám thì cháu hoàn toàn bình thường”.

80% bị kết luận oan là... tâm thần!

Bình quân, mỗi tháng, ba chuyên viên tâm lý của khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 tiếp nhận hơn 40 học sinh, nhưng 80% số này bị kết luận oan. Trước thực tế trên, chuyên giá tâm lý Kiều Thanh Hà cho biết: “Tôi đã từng khám cho nhiều trường hợp bị “tâm thần oan”. Trào lưu ép học sinh 4 - 5 tuổi phải đọc thông, viết thạo, làm toán tốt trước khi vào học lớp 1 mặc dù đã được ngành giáo dục phản đối và báo chí lên tiếng nhiều lần nhưng vẫn không xoay chuyển được.

Thậm chí, trẻ mới học mẫu giáo chưa đọc tiếng Việt thông thạo đã được gia đình và nhà trường tổ chức dạy tiếng Anh phụ đạo. Trẻ khi học hết lớp lá chuẩn bị sang lớp một mà đọc thông viết thạo, làm toán giỏi... thì sẽ được liệt vào danh sách thông minh. Tuy nhiên ở một góc độ khác, chính vì cho học trước nên khi vào lớp 1 trẻ chán học và không chịu tập trung vì học toàn những kiến thức đã được học từ lúc mẫu giáo. Và đến lúc này thì cô giáo lại phê... lười học, học trước quên sau. Những trường hợp này chúng tôi “sửa” rất mệt, có bé phải tận lớp 4 mới lấy lại được hứng thú học tập.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra vấn đề trên? Bà Hà khẳng định: “Tôi từng là hội trưởng hội phụ huynh nên hiểu rõ, đi họp ở trường tôi biết nhiều thầy cô do bệnh thành tích mà kết luận oan cho trẻ. Thông thường, bước vào đầu năm học, giáo viên thường đăng ký điểm thi đua (chiến sĩ thi đua) với nhà trường rằng năm nay lớp chỉ có một học sinh yếu, nên nếu lại gặp phải 2 – 3 trẻ đọc lắp, đọc ngọng, đọc lí nhí hoặc cô giao bài tập về không làm bài liên tục... cũng được coi là chậm phát triển trí tuệ, có vấn đề tâm thần. Cô giáo sợ sẽ mất điểm thi đua nên yêu cầu cha mẹ đến xin giấy chứng nhận sức khoẻ tâm lý, tâm thần".

Theo bà Hà, việc BV cấp giấy chứng nhận cũng chỉ là theo nguyện vọng của phụ huynh trước áp lực của thầy cô giáo. Giấy chứng nhận này chỉ có giá trị khi bác sĩ tâm lý kết hợp với ngành giáo dục lập ra hội đồng để đánh giá cụ thể và kết luận mới thực có giá trị. Nếu ngành giáo dục không ngăn chặn tình trạng trên chắc chắn sẽ có hàng loạt trẻ bị tâm thần oan.

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới


(Theo: Laodong)