Trong thời đại công nghệ 4.0, lĩnh vực khoa học máy tính trở thành ngành nghề hot và được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Sau đây là những xu hướng mới trong lĩnh vực khoa học máy tính.
Bạn quan tâm đến lĩnh vực khoa học máy tính?
1. Trí tuệ nhân tạo (AI) và ngành công nghiệp robot
Với dự đoán ngành công nghiệp robot toàn cầu trị giá 80 tỷ USD vào năm 2024, một phần lớn của sự tăng trưởng này là nhờ vào sự quan tâm và đầu tư vào mảng trí tuệ nhân tạo (AI) – một trong những lĩnh vực gây tranh cãi và hấp dẫn nhất trong nghiên cứu khoa học máy tính. Công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng những gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Google và IBM đã và đang đầu tư tiền bạc và tài nguyên khổng lồ vào nghiên cứu AI. Do đó, cơ hội đột phá và phạm vi phát triển cho các ứng dụng công nghệ trong thế giới thực là vô cùng lớn.
2. Phân tích dữ liệu lớn (Big Data)
Trở lại năm 2012, Tạp chí Harvard Business Review đã vinh danh lĩnh vực khoa học dữ liệu là “công việc quyến rũ nhất thế kỷ 21”. Vâng, bạn đã đọc đúng rồi đó. Đã có sự gia tăng nhu cầu đối với các chuyên gia trong lĩnh vực này và tăng gấp đôi nỗ lực từ phía các thương hiệu và doanh nghiệp nhằm nâng cao chính sách phúc lợi và thu hút các tài năng trong lĩnh vực khoa học dữ liệu. Từ dịch vụ ngân hàng đến chăm sóc sức khỏe, phân tích dữ liệu lớn có ở khắp mọi nơi, khi các công ty ngày càng cố gắng sử dụng tốt hơn các bộ dữ liệu khổng lồ mà họ có, để cá nhân hóa và cải thiện chất lượng dịch vụ.
3. Giáo dục hỗ trợ máy tính (Computer-assisted education)
Việc sử dụng máy tính và phần mềm để hỗ trợ giáo dục – đào tạo, cũng như lĩnh vực hệ thống giáo dục có sự hỗ trợ của máy tính mang lại nhiều lợi ích và có nhiều công dụng. Ví dụ, đối với học sinh khiếm khuyết, nó có thể cung cấp hướng dẫn được cá nhân hóa và cho phép học sinh học theo tốc độ của riêng mình, giúp giáo viên dành nhiều thời gian hơn cho từng học sinh. Lĩnh vực này vẫn đang phát triển và đầy hứa hẹn, cùng với sự ủng hộ từ các chuyên gia giáo dục ca ngợi khả năng cho phép học sinh, sinh viên tham gia học tập tích cực, độc lập và và dựa trên phương pháp play-based learning.
4. Nhà khoa học máy tính và thông tin
Không chỉ phát minh công nghệ giải quyết các vấn đề phức tạp trong các lĩnh vực như khoa học, y học, kinh doanh,….nhà khoa học máy tính và thông tin còn phát hiện và phát triển những cách sử dụng mới cho công nghệ có sẵn nhằm đạt được mục tiêu tương tự. Một số nhà khoa học còn tạo ra các chương trình điều khiển robot.
Để làm tốt vị trí này đòi hỏi thành thạo khả năng viết thuật toán để phát triển và phân tích mẫu trong bộ dữ liệu khổng lồ.
5. Quản lý hệ thống thông tin và máy tính
Với nhiệm vụ phân tích nhu cầu công nghệ của công ty và giám sát các hệ thống dữ liệu thích hợp nên nhà quản lý hệ thống thông tin và máy tính phải có khả năng đánh giá phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng và các tài nguyên công nghệ nhằm mục đích mua hoặc phát triển.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng không thể thiếu nếu muốn làm tốt vị trí này.
6. Quản lý dự án công nghệ thông tin (CNTT)
Công việc của các nhà quản lý dự án CNTT là điều phối đội ngũ lập trình viên/nhà phát triển, nhà phân tích để hoàn thành dự án. Bên cạnh đó là nhiệm vụ phân tích các vấn đề kỹ thuật cho khách hàng và đề xuất các giải pháp cần thiết để nâng cao năng suất.
Để trở thành nhà quản lý dự án CNTT yêu cầu kỹ năng giải quyết vấn đề và am hiểu về công nghệ cũng như hệ thống máy tính. Ngoài ra, khả năng giao tiếp tốt cũng được đề cao để có thể xác định nhu cầu người dùng và chuyển tải thông số kỹ thuật đến nhà phát triển.
> Phần Lan có những trường nào đào tạo tốt nhất về ngành Y học?
> Tại sao nên lựa chọn du học ngành Công nghệ thông tin tại Pháp 2022?
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp