Thời gian ngủ là thời gian để não bộ nghỉ ngơi sau một ngày làm việc liên tục. Do vậy, để có thể chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho kì thi ĐH sắp tới, cha mẹ cần chú ý đến thời gian ngủ của các sĩ tử.
1. Ngủ đủ giấc
Có một thực tế là nhiều học sinh ôn thi trong tình trạng căng mắt đến khi ngủ gục trên bàn học; hoặc luôn trong tình trạng ngáp, mắt lờ đờ. Hãy đừng để cơ thể bị “bỏ đói” ngủ; bởi nếu ngủ không đủ, các em sẽ khó tiếp thu bài tốt.
Theo khoa học thì, nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, giảm bài tiết hormon tăng trưởng, giảm ăn, ăn mất ngon, chậm tiêu, kéo dài sự kích thích vỏ não dẫn tới suy nhược hệ thần kinh và toàn cơ thể, từ đó sẽ giảm năng suất học tập.
"Các em nên thấy mệt và buồn ngủ, đấy là tín hiệu báo bộ não cần nghỉ ngơi ngay lập tức. Tốt nhất nên rời bàn học, chợp mắt khoảng 30 phút rồi học tiếp hoặc đi ngủ luôn nếu đã khuya rồi", một chuyên gia cho biết.
Buổi tối nên học bài từ 7 giờ, ngủ trước lúc 23 giờ, sáng dậy sớm lúc 5 giờ học bài (lúc này học rất hiệu quả). Ngủ trưa từ 30 phút - 1 tiếng. Đảm bảo ngủ đủ 6- 8 tiếng một ngày.
TOP 5 điều cha mẹ cần lưu ý về thời gian ngủ của con trước kỳ thi ĐH
2. Thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến chất lượng ôn tập của bạn!
Với các bạn học sinh, thiếu ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiếp thu kiến thức mới. Các nhà khoa học cho rằng để tiếp nhận kiến thức mới, các bạn học sinh sẽ cần ngủ trước và sau khi học. Nguyên nhân là vì vào thời điểm bạn ngủ sâu nhất, các đợt sóng não sẽ vận chuyển thông tin được tiếp nạp từ vùng đồi hải mã (nơi lưu giữ bộ nhớ ngắn hạn) đến vỏ não (bộ phận lưu trữ ký ức dài hạn). Điều này giúp “chuyển hóa” kiến thức mới thành ký ức lâu dài, đồng thời “giải phóng” không gian ở vùng hải mã và tạo điều kiện cho việc thu nạp thêm kiến thức khác.
Mặt khác, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc ngủ ít hơn một giờ mỗi ngày có nguy cơ làm giảm 40% khả năng học tập của bạn. Do đó, nếu muốn vượt qua kỳ thi cam go, thay vì thức đêm học bài, bạn nên học từ trước và đảm bảo mình ngủ đủ giấc.
Vì vậy, từ giờ trở đi, khi thấy mệt và buồn ngủ, các bạn tốt nhất nên rời bàn học, chợp mắt khoảng 30 phút rồi học tiếp hoặc đi ngủ luôn nếu đã khuya rồi. Mệt mỏi là tín hiệu báo bộ não cần nghỉ ngơi ngay lập tức, không nên ép bộ não hoạt động quá mức, ngày hôm sau sẽ hoạt động không hiệu quả.
3. Dậy sớm tốt hơn thức khuya
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng thay vì thức khuya dậy để học bài, các học sinh có thể chọn cách dậy sớm. Nếu có quá nhiều bài để học, bạn có thể đi ngủ sớm và dậy từ lúc 4 giờ sáng để ôn hết bài, thay vì thức đến 2 giờ sáng. Với cách làm này, cơ thể bạn tiếp tục hoạt động sau khi đã ngủ một giấc dài để tái tạo năng lượng thay vì bắt cơ thể phải thức một đêm dài. Đồng thời, với nhiều người, buổi sáng cũng là thời gian học hiệu quả nhất.
Ngoài ra, các sĩ tử có thể tranh thủ ngủ trưa từ 30 phút – 1 tiếng vì một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giúp bạn tỉnh táo và tăng cường năng lượng tốt nhất trong tất cả các khoảng thời gian ngủ. Hơn nữa, thời gian ngủ trưa ngắn sẽ ngăn bạn đi vào giấc ngủ sâu nên bạn có thể tránh được tình trạng mệt mỏi và lờ đờ khi vừa ngủ dậy.
4. Cứ ngủ ngon, mọi việc sẽ tốt đẹp
Nhiều cựu sĩ tử chia sẻ rằng đôi khi một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn giải quyết hết những khúc mắc, bế tắc trong lúc ôn luyện. Có thể, cùng một bài toán, vào buổi tối hôm trước, bạn không thể nào hiểu cách giải nhưng sau khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau, bạn như được “khai sáng”, tìm ra lời giải của mọi khúc mắc. Một giấc ngủ ngon và sâu đôi khi đem lại những hiệu quả khó lý giải. Vì vậy, dù kỳ thi thử thách đang ở phía trước, hãy cho phép bản thân đi ngủ sớm, quên hết mọi lo lắng và an tâm chìm vào một giấc ngủ ngon.
Đồng thời, để ngủ ngon hơn, các bạn học sinh cần thường xuyên rèn luyện thể chất. Các hoạt động thể chất này cũng giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn, giải tỏa mọi căng thẳng.
5. Một giấc ngủ ngon giúp bạn có một tinh thần tốt nhất để đương đầu với kỳ thi thử thách phía trước.
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng các bạn học sinh không nên lạm dụng đồ uống có cồn hoặc caffeine trong những lúc thức khuya học bài. Theo các chuyên gia, các chất kích thích này có thể làm bạn không buồn ngủ nhưng cũng không giúp bạn tập trung hoặc có trạng thái tốt nhất để tiếp nhận kiến thức. Đồng thời, các chất kích thích này còn có thể khiến bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau gây ảnh hưởng đến chất lượng ôn tập.
Các sĩ tử có thể sử dụng một số ứng dụng như Sleep Cycle, Pillow, Pzizz…để cải thiện giấc ngủ. Các ứng dụng này sẽ giúp theo dõi chu kỳ giấc ngủ để đảm bảo bạn có giấc ngủ đầy đủ nhất hoặc gợi ý các bản nhạc hay để ngủ ngon giấc hơn.
> Những điều cha mẹ cần lưu ý về sức khỏe của con trước kỳ thi ĐH
> Tại sao trẻ sơ sinh thường hay thức khuya, ngủ muộn?
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp