Sự kiện: Giáo Dục, Tuyển Sinh

 

Tin liên quan:

 

benh_thanh_tich_se_tai_phat_khi_bo_cham_cheo

Giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy tại Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy - Hà Nội

 

Nhiều năm qua, không ít trường học tại Hà Nội đã khoác chiếc áo “chất lượng cao” để thu học phí “khủng” nhưng thế nào là chất lượng cao thì vẫn chưa có tiêu chí cụ thể

 

Ông Phạm Văn Đại, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam (quận Cầu Giấy), cho biết trường này bắt đầu thực hiện thí điểm mô hình giáo dục chất lượng cao từ năm 2007. Với học phí 550.000 đồng/tháng, phụ huynh học sinh của trường hoàn toàn yên tâm với chất lượng đào tạo tại trường trong khi nếu cho con du học tại Singapore thì phụ huynh phải trả khoảng 600 USD/tháng. Sẽ tăng dần học phí Không có bề dày đào tạo như Trường THPT chuyên  Hà Nội-Amsterdam nhưng nhiều trường tư thục, dân lập hiện nay cũng đưa ra mục tiêu vươn tới chất lượng quốc tế.


Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (huyện Từ Liêm), cho biết chương trình của trường vừa theo chuẩn của Bộ GD-ĐT vừa theo chương trình riêng của trường, chẳng hạn như chương trình tiếng Anh tự chọn. Hiện trường có 3 mô hình đào tạo: song ngữ, đào tạo theo chương trình quốc tế và tiếng Anh tự chọn.

 

Với các lớp tiếng Anh tự chọn, trường chỉ có 9/94 lớp và năm nay sẽ kết thúc. Do đó, từ năm sau, trường chỉ còn hai mô hình là các lớp song ngữ, đào tạo theo chương trình quốc tế. Học phí hiện thu ở mức 3 triệu  đồng/học sinh/tháng với lớp chất lượng cao và 6 triệu đồng/học sinh/tháng với lớp quốc tế. Mức thu này dự kiến sẽ được nâng lên 8 triệu đồng từ năm 2015.

 

Ông Nguyễn Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy), cho biết hiện tại mức thu của trường này là 2,5 triệu đồng/học sinh/tháng. Dự kiến với việc phát huy mô hình dịch vụ chất lượng cao, nhà trường sẽ đưa dần mức thu từ nay đến năm 2015 lên mức 4 triệu đồng/học sinh/tháng. Không nhất thiết 90% học sinh khá, giỏi Dự kiến trong tháng 1-2012, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ làm việc lần cuối với các cơ quan chức năng để định ra mô hình chất lượng cao với từng cấp học từ mầm non tới THPT. Theo ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, bộ tiêu chí về trường chất lượng cao sẽ gồm 5 tiêu chuẩn và 9 tiêu chí, gồm 42 chỉ số đánh giá. Theo quan điểm của những người soạn thảo bộ tiêu chí này thì tiêu chuẩn cuối cùng là người học và kết quả giáo dục chiếm tới 50% số điểm.

 

Tuy nhiên, trên kinh nghiệm của một người quản lý trường chất lượng cao, ông Nguyễn Văn Hòa cho rằng trường chất lượng cao không nhất thiết phải có “chuẩn đầu ra” là 90% học sinh khá, giỏi trở lên như bộ tiêu chí đưa ra. Mục tiêu là giúp học sinh ngày càng tiến bộ chứ không phải có bao nhiêu học sinh đỗ vào ĐH hay bao nhiêu phần trăm khá giỏi.

 

Một chuyên gia giáo dục uy tín cũng cho rằng đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá và chấm điểm là rất khó bởi có những yếu tố không thể cân đong đo đếm được. Theo chuyên gia này thì không thể coi trường chất lượng cao giống như trường chuyên mà chỉ có thể tạm cho là trên chuẩn so với quy định.

Đầu ra là tiêu chí đánh giá

Dưới góc độ một nhà quản lý, ông Nguyễn Hải Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học của Bộ GD-ĐT, cho rằng việc định nghĩa trường chất lượng cao còn nhiều bàn cãi. Tuy nhiên, về cơ bản, trường chất lượng cao phải đạt chuẩn trường học đã được Bộ GD-ĐT ban hành và có những mặt phát triển hơn. Ngoài ra, sản phẩm đầu ra sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá chính đối với trường chất lượng cao bên cạnh hàng loạt tiêu chí đánh giá khác.




Tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, trường quốc tế

Kenhtuyensinh (nld)


Bài: Tiêu chuẩn nào cho trường chất lượng cao?