Bạc mặt 'chạy sô' thi thử đại học

Hơn 1 tháng nữa, các sĩ tử sẽ tham gia kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Để luyện kiến thức và tâm lí cho kì thi quan trọng này, nhiều sĩ tử quay cuồng trong các cuộc thi thử.

1 tháng 10 lần thi thử

Thời gian cuối tháng 5 đầu tháng 6 là thời điểm diễn ra nhiều cuộc thi đối với học sinh cuối cấp: thi thử tốt nghiệp, thi thử ĐH. Bên cạnh đó, nhiều em còn tham gia các khoá thi thử tại các trung tâm luyện thi ĐH.

Thi thử đại học: Coi chừng tiền mất tật mang!

Học sinh đăng kí thi thử Đại học lần 4 tại Trung tâm Chuyên Sư phạm

Nguyễn Diệu Linh, THPT Lương Thế Vinh, trong tháng áp út này cũng tham gia rất nhiều đợt thi: 2 đợt thi thử Tốt nghiệp, 2 đợt thi thử ĐH ở trường, 3 đợt thi thử ở Trung tâm Chuyên Sư phạm. Và sắp tới Linh còn đăng kí tham gia 2 đợt thi thử tại Trung tâm luyện thi Bách khoa. Linh chia sẻ: “Tham gia nhiều kì thi thử vừa để thử sức chọn trường vừa làm quen với tâm lí ngồi phòng thi”. Xem thêm các luyện thi đại học tại đây

Không chỉ Linh mà rất nhiều học sinh cuối cấp đang lao vào với những cuộc thi thử. Bùi Văn Tuấn, học sinh THPT Cầu Giấy ngoài các kì thi thử ở trường, còn tham gia hầu hết các kì thi thử ở các trung tâm có uy tín.

Thi thử đại học: Coi chừng tiền mất tật mang! | luyện thi đại học

Thi thử đại học: Coi chừng tiền mất tật mang! | luyện thi đại học

Tuấn còn cho biết thêm: “Đề thi ở các trung tâm khá phong phú, do các thầy cô từng có uy tín ra đề sát, trúng với đề thi đại học”. Nhiều gia đình lao đao về kinh tế để lo nộp phí cho lịch thi thử kín mít của các sĩ tử. Mỗi tháng, gia đình phải mất gần chục triệu cho cháu học thêm. Riêng tháng cuối phải đóng thêm 3 triệu tiền lệ phí cho bốn lần thi thử ở trường, và mất hơn 4 triệu cho con thi thử tại các trung tâm bên ngoài. “Nhưng dù đắt đỏ thế nào, gia đình cũng sẽ cố gắng, chỉ mong muốn cháu thi đỗ ĐH”, mẹ Linh chia sẻ. ==> tham khảo: Bí quyết ôn luyện thi đại học môn Toán

 

Vượt 100 km để đi thi thử đại học

Trong đợt thi thử ĐH tại các trung tâm luyện thi Hà Nội không chỉ có học sinh Hà Nội mà còn xuất hiện nhiều học sinh từ các tỉnh lân cận tham gia thi.

Nguyễn Thị Thanh Tâm (Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã vượt 100km từ quê lên Hà Nội để tham gia 2 cuộc thi thử đầu tiên ở Trung tâm Sư phạm. Lý do không ngại đường xá xa xôi vì: “Hà Nội là trung tâm giáo dục, nhiều thầy cô có khả năng đoán và luận đề giỏi, tiếp cận sát đề thi”.

Phụ huynh học sinh Trần Văn Bình, đưa con từ Hưng Yên lên Hà Nội thi thử ĐH tại Trung tâm Bách khoa tâm sự: “Đường xa, nhưng nghe con nói trên Hà Nội đề thi thử sát với đề thi ĐH nên cũng đăng kí cho con tham gia”.

"Số lượng học sinh từ các tỉnh lân cận lên thi thử ĐH khá đông, nhiều hơn so với năm trước”, người nhận hồ sơ đăng kí thi thử tại Trung tâm Chuyên Sư phạm cho hay.

Coi chừng tiền mất tật mang

Làm nông nghiệp nên mẹ Bình chắt bóp mãi mới gom góp được khoản tiền cho con ăn học. Thương con, muốn con đi thi thử sức, lấy tâm lí nên mẹ Bình quyết định nhờ người đăng kí cho con đi thi. Mỗi lần thi thử ĐH trên Hà Nội đã tiêu tốn gần 3 triệu đồng cho các khoản: đi lại, ăn uống, phí thi thử thuê phòng trọ...

Sau khi thi thử đại học ở Trung tâm Bách khoa - Bình thất vọng: “Thực ra đề thi cũng không khác gì so với đề thi thử ĐH ở trường học. Mà các thầy cô ở trường coi chặt chẽ hơn, không có học sinh coi cóp tài liệu như ở đây”.

Còn riêng với trường hợp của Tâm sau khi tham gia thi thử lần đầu tại Trung tâm Chuyên Sư phạm - Tâm thấy đề bài ra hay và chuẩn nên đăng kí thi thử lần hai. Nhưng lần thi thử ĐH lần hai tại trung tâm này khiến Tâm cảm thấy bất an hơn.

Tâm cho biết, trong đề thi thử, nhiều câu hỏi không hề có trong chương trình. Hơn nữa, do số lượng học sinh thi thử đông, thiếu phòng thi nên học sinh phải ngồi ghép lại gần nhau hơn. "Trong phòng thi phổ biến tình trạng các bạn hỏi bài nhau, sao chép tài liệu mà giám thị chỉ gõ thước một lần rồi không nói gì nữa" - Tâm nói.

Thi thử ĐH không chỉ tốn kém tiền bạc, công sức, thời gian mà nhiều khi nó tạo tâm lý không tốt cho học sinh. Như trường hợp của Tâm, sau khi thi thử trên Hà Nội về Tâm lại tỏ ra lo lắng và thiếu tự tin hẳn khi chỉ làm được 1 phần 3 đề thi.

Mẹ Tâm bứt rứt: “Biết nó đi thi thử ĐH mà lo lắng, phân tán tư tưởng như thế này tôi thà cho nó ở nhà còn hơn”.

Bạn có thể để lại ý kiến, câu hỏi hoặc các bình luận liên quan tới chủ đề của bài viết này ngay tại ô bên dưới!

Kênh Tuyển Sinh - Theo Vietnamnet - Xem tin gốc