TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - BÁO GIÁO DỤC

Tin liên quan:

>> Giáo dục Việt Nam đang ngồi trên "ghế nóng"?

>> Thêm 02 trung tâm ngoại ngữ quốc tế bị rút giấy phép

>> Ngày Nhà giáo Việt Nam bây giờ

Thầy nhớ về thầy cũ

Những giảng viên, giáo viên đang đứng trên bục giảng bồi hồi tri ân những người thầy cũ của mình. Chính tấm lòng những người thầy đã ươm mầm ước mơ, xây đắp khát vọng đưa họ bước lên bục giảng.

Nhớ cô Vinh - người khai tâm về pháp luật

Tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình mà cả ba mẹ đều là giáo viên (đặc biệt là mẹ tôi - cô giáo đầu tiên dạy tôi lớp 1). Chính vì thế “người thầy” trong suy nghĩ của tôi từ khi còn nhỏ là hình ảnh rất thiêng liêng và cao đẹp. Ngày đó, tôi có ước mơ sau này mình cũng sẽ theo con đường của ba mẹ mình. Lớn lên một chút, khi có sự trưởng thành trong nhận thức, chứng kiến sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế của những người dân vùng quê nghèo xa xôi của tôi (thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, Hậu Giang), tôi quyết định chọn ĐH Luật để thi với ước mơ làm “thầy cãi” chứ không phải thầy giáo như lúc nhỏ…

Thế rồi ấn tượng đẹp về cô giáo Trần Thị Quang Vinh khi tôi học năm ba chuyên ngành của ĐH Luật đã khiến tôi thay đổi quyết định.

Ngày đó, cô là trưởng khoa, phụ trách môn Luật hình sự. Chính cô là người giúp tôi hiểu rõ hơn các thuật ngữ pháp lý mà những học sinh vùng quê chúng tôi chỉ hiểu mơ hồ như các cụm từ “cấu thành tội phạm”, “hình phạt”, “tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng”,… thay vì trước đó, chỉ suy nghĩ đơn giản là “có tội thì đi tù”. Tôi nhớ lúc thi vấn đáp, cô bảo với tôi: “Em chỉ mới đáp ứng yêu cầu thuộc bài chứ chưa hiểu sâu. Học luật, cái cần rất lớn là khả năng tư duy. Cô kỳ vọng ở em nhiều hơn nữa. Là cán bộ Đoàn, em phải học thật giỏi thì nói người khác họ mới nghe”. Lúc đó tôi cảm thấy rất xấu hổ vì bản thân là bí thư chi đoàn mà để cô phải phiền lòng như vậy. Những lời nhận xét và góp ý của cô làm tôi suy nghĩ mãi và từ đó tôi không chỉ học thuộc các điều luật cơ bản mà còn đọc thêm rất nhiều các tài liệu chuyên ngành theo hướng cô chỉ bảo.

Ngày tôi tốt nghiệp, cô chúc mừng và khuyên: “Cô nghĩ em nên đăng ký ở lại trường! Vì cô thấy em phù hợp với công việc này!”. Tôi gọi điện thoại về nhà hỏi ý ba mẹ, tôi tham khảo ý kiến của nhiều thầy cô khác, tham khảo ý kiến của bạn bè và tôi quyết định xin ở lại trường làm giảng viên.

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, phapluattp, ngay nha giao viet nam, ngay 20-11

 

Học sinh Trường Lê Hồng Phong chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo năm 2012. Ảnh: HTD


10 năm công tác tại Trường ĐH Luật TP.HCM, tôi luôn mang những gửi gắm của cô Vinh và nhiều thầy cô khác đến với học trò của mình. Trong từng ấy thời gian, tôi vẫn tâm đắc một điều mà cô từng nhắn gửi cho lớp khi kết thúc môn học: “Dù ở bất kỳ vị trí công tác nào sau này, các em hãy luôn cố gắng làm một người có “một cái đầu lạnh, một trái tim nóng và đôi bàn tay sạch””.

Vâng! Tôi sẽ có “một cái đầu lạnh” để tỉnh táo xử lý các công việc chuyên môn; “một trái tim nóng” để chan hòa tình cảm yêu thương với đồng nghiệp, với học trò, với mọi người và “đôi bàn tay sạch” để làm một nhà giáo tốt, sống đời liêm chính, trong sạch.

ThS VÕ TRUNG TÍN, giảng viên khoa Luật thương mại ĐH Luật TP.HCM, giáo viên trẻ tiêu biểu năm năm liền của TP

Thầy đã dẫn tôi vào nghề…

Từ nhỏ, tôi chứng kiến cảnh những gia đình tan vỡ, đau khổ vì bạo lực. Tôi không thể bước sang để can ngăn vì tuổi còn quá nhỏ nên tôi nghĩ mình phải lựa chọn một nghề nghiệp nào để có thể khuyên can các bạn trẻ đừng để những đứa con của họ phải đau đi đau lại một vết thương... Thế là tôi thi vào khoa Tâm lý Giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM.

 

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, phapluattp, ngay nha giao viet nam, ngay 20-11

 

Khi đang là sinh viên năm ba, tôi may mắn được dự một buổi nói chuyện về hướng nghiệp cho học sinh của thầy Huỳnh Văn Sơn (TS tâm lý). Tôi thật sự ấn tượng về cách dạy của thầy, thầy không chỉ khéo léo và dí dỏm mà còn rất sáng tạo trong sử dụng ngôn từ, tạo không khí hứng thú và thu hút người nghe. Khi có một học sinh hỏi thầy: “Thầy ơi, nghề nào đang “hot” (nổi) nhất hiện nay?”, thầy Sơn liền nói: “Các em đừng bao giờ hỏi như vậy, mà hãy hỏi rằng nghề nào sau năm năm hay 10 năm nữa sẽ “hot”. Các em đừng nhìn ngay trước mặt, làm gì cũng phải hoạch định từ trước…”. Từ khi đó, tôi như cá gặp nước, thầy đã khai mở tâm trí, cho tôi biết nuôi hạt giống ước mơ thật sự nảy mầm và phát triển.

Sau này khi tôi giảng cho các buổi chuyên đề, với câu hỏi “Các bạn có muốn theo nghề mà tôi đang làm không?”, ngay lập tức hơn 60% bạn trẻ trong khán phòng giơ tay lên. Tôi liền nhớ đến thầy và nói với các bạn ấy rằng: “Các bạn đã nhầm rồi, chọn nghề cũng giống như chọn bạn đời. Các bạn phải suy nghĩ, phải tìm hiểu thật chín chắn mới có thể quyết định được”.

Chính phong cách giảng dạy, cách làm việc của thầy đã dần ươm mầm cho những ý tưởng trong tôi về phương pháp giảng dạy hiện đại như hôm nay.

ThS NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU, giảng viên trẻ khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Mẹ, người thầy của tôi

Đã 20 mùa tựu trường, 20 mùa lễ hiến chương các nhà giáo tôi đón nhận tình yêu thương từ các em học trò. Cũng bấy nhiêu năm cô giáo của tôi nhân đôi niềm vui ngày lễ vì tôi - học trò cưng, cô con gái “rượu” của người - đã tiếp bước người trên bục giảng. Đó là mẹ tôi - cô giáo Vũ Thị Thoa, nguyên giáo viên Trường THCS Lê Ninh (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Từ thuở ấu thơ tôi đã theo mẹ đến trường cấp 2, ngồi yên một chỗ nào đó trong góc lớp để mẹ yên tâm dạy học. Tình cảm và cách cảm hóa học trò của người mẹ, người cô giáo cứ thế ngấm dần vào tôi.

Ngày đó có một anh học sinh cá biệt nhất của trường. Vì tội quậy phá quá, không giáo viên nào dám nhận vào lớp nên anh này bị trả lại ban giám hiệu. Bà nghe vậy liền xin cho anh vào lớp của bà. Bà cho anh làm lớp trưởng. Không trò nào đồng ý nhưng bà nhìn anh ấy và nói với cả lớp: “Cô tin bạn ấy sẽ làm được”. Có lẽ vì ánh mắt chan chứa niềm tin của bà, vì thêm trách nhiệm với lớp, anh trở nên hiền lành, ít quậy phá hơn. Sau đó, nhiều lần bà đến thăm gia đình anh, nhìn thấy sự thất vọng của bố mẹ về đứa con của họ nhưng bà vẫn cởi mở trò chuyện về những ưu điểm của anh trên lớp. Sau những lần như thế, không chỉ bà tin anh, gia đình cũng tin anh, khiến anh thay đổi để thành trò ngoan và không ngừng cố gắng.

Tình yêu nghề giáo đến với tôi tự nhiên từ chính những việc làm của cô giáo mẹ. Biết tôi theo nghề nên bà luôn răn dạy tôi rằng: “Đã là giáo viên, không được sợ gặp phải học trò hư mà phải tìm mọi cách cảm phục chúng. Các em chưa ngoan, chưa giỏi mới cần thầy cô. Ai sinh ra cũng giỏi, cũng ngoan cả thì đâu cần giáo viên nữa”. Lời dạy đó của bà cứ thế theo tôi suốt những năm tháng qua để tôi có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm trái tim những đứa trẻ đang cần tôi chăm chút…

Giáo viên NGUYỄN THỊ THÙY, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp, quận Tân Bình, giáo viên xuất sắc nhất TP năm học 2011-2012

 

Xem thêm: Những món quà ngày nhà giáo Việt Nam ý nghĩa nhất

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Phapluattp