Trường Đại học Luật được quyết định thành lập dựa trên cơ sở khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2022.
Theo quyết định được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký phê duyệt thay Thủ tướng, trường Đại học Luật là cơ sở công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có con dấu, tư cách pháp nhân và tài khoản riêng, thực hiện tự chủ theo quy định của pháp luật.
Với quyết định này, Đại học Quốc gia Hà Nội có 9 trường đại học thành viên, gồm Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Kinh tế, Giáo dục, Việt Nhật, Luật, Y Dược. Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội còn có trường Quốc tế, trường Quản trị và Kinh doanh và khoa Các khoa học liên ngành.
Trường Đại học Luật được nhận định sẽ góp phần hoàn thiện mô hình phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội, nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo, nghiên cứu luật tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học pháp lý.
Thành lập Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Luật (tiền thân là Khoa Pháp lý), thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được thành lập năm 1976. Tính đến đầu năm 2022, Khoa có 3.228 sinh viên chính quy, 726 thạc sĩ và 53 tiến sĩ. Điểm chuẩn năm 2022 của khoa Luật dao động 22,62-28,25, trong đó ngành Luật, tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) lấy cao nhất.
Năm 2020, Chính phủ cũng thành lập trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) trên cơ sở nâng cấp khoa Y Dược.
Tại Việt Nam, hai đại học quốc gia Hà Nội và TP HCM, các đại học vùng Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng đang hoạt động trên mô hình đại học với các trường thành viên. Mô hình này tạo quyền tự chủ học thuật cho các đơn vị thành viên theo chuyên ngành, phát huy tối đa hiệu quả thông qua chia sẻ nguồn lực chung.
Cũng trong hôm nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký phê duyệt chủ trương thành lập trường Đại học Khoa học Sức khoẻ, thuộc Đại học Quốc gia TP HCM.
> Nhiều ngành học lấy điểm chuẩn 2022 thấp nhưng có cơ hội việc làm cao
> Trường ĐH Kinh tế TPHCM thông báo xét tuyển bổ sung nhiều ngành tại phân hiệu Vĩnh Long
Theo VnExpress