Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin liên quan:

> Nỗi khổ của sĩ tử mùa thi

>>  Động lực gia đình thúc đẩy sĩ tử mùa thi


>>>  Bi hài chuyện sĩ tử bỏ thi đi chơi


Lo lắng cho kỳ thi đại học sắp tới, nhiều teen không biết làm thế nào để mình đỡ mệt mỏi và lo lắng!

Thi thử liên tục

Teen nghĩ rằng:

Mỗi lần thi thử là một lần cọ xát với đề thi, với thời gian làm bài hạn chế và không khí phòng thi áp lực. Mỗi kỳ thi thử lại có một ưu điểm riêng. Chẳng hạn, kỳ thi do chính trường mình tổ chức đề thường sát với khả năng, trình độ của học sinh; Đề thi do các trung tâm luyện thi ra thì được đồn thổi là… dễ trúng với đề thi đại học lắm! Thành thử ra chẳng dám bỏ đợt thi nào, cứ phải đăng ký và tham gia cho bằng hết mới yên tâm.

suc khoe mua thi, luyen thi dh, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, de thi dh, thu thu dh, trung tam luyen thi


Thật ra thì:

“Thứ 7 tuần này thi thử ở trường, chủ nhật tuần sau thi thử ở trung tâm A, thứ 5 tuần sau nữa thi thử ở trung tâm X,…” cứ mỗi buổi đi thi thử về, teen lại thấy lạ sao mắt mình mờ, người mình oải. Thì ra, những buổi thi thử căng óc tập trung làm bài là nguyên nhân của mọi vấn đề.

Trên thực tế, kết quả thi thử đánh giá thực lực của teen đúng đến đâu còn phụ thuộc vào độ chuẩn, độ sát của đề bài. Kết quả đó có thể chính xác hoặc không, nhưng sự mệt mỏi gây ra nếu teen cứ lao vào các kỳ thi thử là hoàn toàn có thật. Đó là còn chưa kể đến kết quả thi thử sẽ có tác động nhất định đến tâm lý trong quá trình ôn tập cho thi “thật”: điểm thấp dễ gây hoang mang, lo lắng; điểm quá cao dễ sinh chủ quan… Vì vậy, mặc dù teen được khá nhiều từ các kỳ thi thử, nhưng nếu quá lạm dụng, thì lại thành lợi bất cập hại rồi!

Học thêm quá nhiều

Teen nghĩ rằng:

Thi đến cổ rồi, còn nhiều nội dung mình chưa ôn thật chắc chắn. Các bạn mình đều đi học thêm hết, mình cũng phải đi học thôi. Thấy tụi bạn bảo thầy này luyện thi tốt, cô kia cho đề hay lắm mà. Thế là, tèn ten, mình thi khối D nên phải “văn ôn võ luyện” thật kỹ, văn học đủ các lớp: chương trình lớp 11, chương trình lớp 12, nghị luận xã hội, nghị luận văn học; toán ôm hết từ hình đến đại, từ biện luận phương trình đến nguyên hàm, quyết “không cho chúng nó thoát!”.

Sự thật là:

Không hẳn tất cả các lớp học thêm đều cần thiết. Những lớp học thêm đại trà có thể không hoàn toàn phù hợp với khả năng của teen đâu. Chẳng hạn, nếu teen học chắc rồi thì không cần phải mất thời gian ngồi nghe lại kiến thức cơ bản cùng các bạn học đuối hơn nữa; hay ngược lại, đối với những teen không vững kiến thức lắm, thì việc đi học thêm quá nhiều, lan man, rải rác chỉ làm mình thêm lo lắng về những bài giảng nghe mà cứ lơ mơ thôi. Không tập trung vào điểm yếu của mình để khắc phục mà cứ nhắm mắt lao đi học thêm triền miên không chọn lọc, tốn kém của bố mẹ mà hiệu quả đạt được vừa không cao, lại mất thời gian nữa, thì có phải là quá phí phạm không teen?

Teen ơi, ngẫm lại, có thấy mình phí sức quá không? Mặc dù đối với năm cuối cấp này, việc quan trọng nhất vẫn là vượt qua hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học, nhưng không có nghĩa đó là những việc duy nhất. Còn trường lớp, bạn bè, thầy cô mà teen chỉ còn ít lâu nữa phải chia tay thì sao? Sức khỏe của teen cần phải giữ gìn để tạo “phong độ” cho hai kỳ thi đó thì sao? Teen 12 hãy biết cân nhắc kỹ lưỡng và sắp xếp thời gian hợp lý để vừa đảm bảo việc học hành, lại vừa tận hưởng được khoảng thời gian tuyệt vời của cuộc đời học sinh này nhé!

Tin liên quan đến xét tuyển:

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: iOne)