Tầm quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh trong giao tiếp

Khi một du khách nước ngoài dừng lại hỏi chú xích lô đường đến một nơi nào đó, hoặc đề nghị ngồi xích lô đến đâu đó, người đạp xích lô có thể lắng nghe được ý khách muốn hỏi và trả lời vị khách. Tuy nhiên, họ chỉ đáp lại bằng một vài từ ngắn gọn mà người ta vẫn gọi là "tiếng Anh bồi". Ví dụ "here", "there", "go there", hoặc cái tên điểm đến mà vị khách đã đề cập. Bởi lẽ, vốn tiếng Anh của người xích lô hạn chế. Những người sử dụng tiếng Anh bồi thường dùng các động tác tay chân để diễn đạt ý mình muốn nói.

Thông thường, nếu bạn hỏi một người làm văn phòng rằng "nói thế này có đúng không", hay "tại sao mình lại dùng từ này" hoặc "tại sao từ này lại được đặt ở đây"... có lẽ trên 80% người Việt Nam không biết câu trả lời chính xác. Những câu nói được cho là câu trả lời là: "Thấy người ta dùng vậy", "Nói sao cho xuôi miệng là đúng rồi".

Tầm quan trọng của ngữ pháp trong tiếng anh giao tiếp

Tầm quan trọng của ngữ pháp trong tiếng anh giao tiếp

Trong quá trình tác nghiệp, có hướng dẫn viên quốc tế như Ngọc - dù với kinh nghiệm làm việc 10 năm vẫn không phân biệt được "behind" và "after". Ví dụ câu "after this building, that is Rex hotel" có nghĩa là "sau tòa nhà này, đó là khách sạn Rex". Trong tư duy của cô, "after" có nghĩa là đằng sau. Ngọc không phân biệt được "đằng sau" trong tiếng Anh và cả tiếng Việt có hai nghĩa: một là về khoảng cách trong không gian, hai là về thời gian.

Tiếp nữa, Ngọc không phân biệt được nghĩa của từ "sau đó" và "về sau" hoặc "sau này" trong tiếng Anh. Khi ta xem xét ý nghĩa của hai từ "after that" có nghĩa là sau đó và "that" là từ thay thế cho hành động được nói đến trước đó. "Later" nghĩa là về sau hoặc sau đó tuy nhiên ta thường thấy "later" thường đứng sau một cụm danh từ chỉ thời gian, ví dụ "ba năm sau - three years later". Điều này cho thấy là những người học tiếng Anh không chuyên không được chỉnh sửa những lỗi sai, vì thế họ không biết mình sai ở đâu và vô tình mặc định điều đó trong một thời gian dài.

Tương tự, trong một lần tham quan địa đạo Củ Chi (TP HCM), một anh hướng dẫn viên sử dụng từ "before that" với nghĩa là "trước đó", trong khi trong từ điển tiếng Anh, phó từ "before" đã bao hàm hết nghĩa của từ này.

Tại các điểm du lịch, nếu bạn là người có vốn tiếng Anh khá, có lẽ bạn sẽ nhận ra ai là người sử dụng tiếng Anh tốt. Thật vậy, "word formation" - cấu tạo từ trong tiếng Anh rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải người học nào cũng biết hết hình thức cấu tạo của một từ. Chẳng hạn, bạn không thể nói rằng một cô gái xinh đẹp là "a beauty girl" mà phải nói là "a beautiful girl" ("beautiful" là tính từ miêu tả của "beauty").

Một số người thậm chí còn không tra cứu xem động từ của một từ sẽ được sử dụng thế nào trong câu. Ví dụ, bạn có thể nói tính từ của "đơn giản" là "simple", nhưng động từ mang nghĩa "đơn giản hóa" là "simplify". Nghĩa của mỗi hình thái từ (danh từ, tính từ, phó từ, động từ) đôi khi là hoàn toàn khác nhau. Khi bạn sử dụng một động từ để diễn đạt, điều tất nhiên là bạn phải hòa hợp chủ ngữ và động từ qua "thì - tense". Trên thực tế, ngay cả những người học chuyên ngành tiếng Anh hoặc được cấp các chứng chỉ tiếng Anh cũng khó lòng học thuộc hoặc siêng tra cứu những từ cùng dòng họ.

Ở Việt Nam, có rất nhiều vấn đề về việc sử dụng tiếng Anh. Ở các khu trung tâm đông đúc, nơi tập trung điểm du lịch hoặc các công ty nước ngoài như quận 1 TP HCM, một đứa trẻ đánh giày hoặc bán vé số, hoặc những người bán dạo vẫn có thể nói được tiếng Anh. Đó là thứ tiếng Anh bồi được xã hội chấp nhận. Tất nhiên, họ phải sử dụng nó để mưu sinh. Việc trau chuốt ngôn ngữ dường như không và không thể bắt buộc.

Tại các công ty, thậm chí trong các công ty nước ngoài, số lượng người sử dụng được tiếng Anh (nói và viết) nhiều hơn. Tuy vậy, để nói hoặc viết đúng, bạn cần phải nhận ra rằng ngữ pháp thật quan trọng. Khi bạn nói sai vị trí từ, có thể dẫn đến việc đối phương là người nước ngoài không hiểu những gì bạn đang diễn đạt. Điều họ hiểu là cái ý trong những từ bạn sử dụng mà thôi. Nếu chú ý kỹ trong câu nói của những người bản địa (native speaker), hoặc những bản script của một bài nghe trong một cuốn sách nghe nói, bạn sẽ nhận ra rằng những lời hội thoại của các nhân vật trong đoạn băng hoặc clip là đúng ngữ pháp (grammar) từ trật tự từ cho đến cách dùng thì, dấu câu...

Người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hoặc đi du lịch sang nước bạn nên phải lắng nghe và chấp nhận những lỗi sai trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của người bản địa. Đa phần họ chỉ cần hiểu ý bạn muốn nói gì, thế là đủ và hầu như ít ai dừng lại chỉnh sửa cho bạn từng lỗi một, bởi họ hiểu bạn đang sử dụng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình.

Đâu phải ngữ pháp chỉ dành riêng cho văn viết. Thật ra trong văn nói, người ta sử dụng những cách hành văn đơn giản hơn, ngắn gọn hơn. Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh, nếu bạn không nhớ từ vựng này, bạn có thể sử dụng từ vựng khác để thay thế nếu chúng gần nghĩa hoặc đồng nghĩa. Khi bạn tiếp xúc với một du khách là người Anh hoặc Mỹ, hoặc Australia, những quốc gia sử dụng tiếng Anh như tiếng ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn sẽ thấy họ không nói sai ngữ pháp bao giờ.

Vậy, nói tiếng Anh cần những điều kiện gì? Theo tôi, thứ nhất là phát âm, thứ hai là vốn từ và thứ ba là ngữ pháp.

Khi điều kiện dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam còn có quá nhiều hạn chế, học sinh chỉ thạo đọc và viết. Cho đến khi tốt nghiệp ra trường, tìm cho mình một công việc tốt với mức lương cao, lúc đó họ mới nhận ra chỉ một vài câu giao tiếp bằng tiếng Anh thôi đã là trở ngại rất lớn cho con đường sự nghiệp phía trước. Tại sao?

Người Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. Ở các thế hệ 7X hoặc 8X, họ bắt đầu tiếp cận tiếng Anh từ năm học lớp 6 và tiếp tục học cho đến năm lớp 12, nghĩa là từ trung học cơ sở cho đến phổ thông trung học. Có thể họ học tốt ngữ pháp và đọc, viết rất tốt, nhưng ngược lại họ lại không được đào tạo kỹ càng phần phát âm. Vì thế, có một số người rất tự tin kỹ năng đọc và viết vì nắm vững ngữ pháp, nhưng lại không thể giao tiếp tốt dù cho họ có một "kho tàng từ vựng" phong phú. Họ cảm thấy không thể nào tự tin thốt ra những từ đã học. Trong tư duy của những người này, việc đó rất khó khăn vì họ nghĩ rằng "không biết người nghe có hiểu những gì mình nói hay không".

Để phát âm chuẩn như người bản xứ, người học ngôn ngữ thứ hai cần kiên nhẫn luyện tập bên cạnh việc chỉ dạy tận tình của giáo viên. Đây là môn học thật sự khó chứ không hề dễ dàng. Thậm chí người học phải cần đến sự giúp đỡ của giáo viên bản ngữ. Các giáo viên người Việt đôi khi cũng gặp khó khăn trong quá trình phát âm của chính họ và trong việc điều chỉnh phát âm cho từng học viên. -> Xem thêm: 9 cách học phát âm tiếng anh chuẩn nhất

Vậy còn ngữ pháp thì sao? Một câu hỏi rất bình thường như: "Bạn có khỏe không", hay "Tên bạn là gì", nếu được dịch ra tiếng Anh, chúng phải là "how are you?" và "what’s your name?". Nếu bạn suy nghĩ mặc định bằng cách học thuộc lòng như một phản xạ, điều đó có vẻ đúng với yêu cầu thực tế. Nhưng nếu có ai đó hỏi bạn rằng tại sao không phải là "how you are?" hay "you are how?" để hỏi "anh /chị có khỏe không?", lúc đó, bạn sẽ trả lời đối phương thế nào? Nếu không phải là ngữ pháp, vậy thì bạn có đặt được những câu hỏi như trên?

Vì không nắm vững ngữ pháp, Trúc, một nhân viên của một công ty sự kiện, diễn đạt rằng: "You can move…" để nói rằng "bạn có thể di chuyển cái ghế này sang vị trí đó". Điều này cho thấy người Việt Nam thường áp đặt tư duy tiếng Việt lên ngữ pháp tiếng Anh. Thông thường, họ chỉ dùng động từ trống mà không dùng túc từ phía sau. Nếu người nghe dễ tính, họ sẽ hiểu ngay ý Trúc muốn diễn đạt vì cả hai đều đang ở trong tình huống đó. Nếu người nghe khó tính, họ sẽ hỏi lại rằng "move what?". Câu nói của Trúc có thể hiểu thành "cô có thể di chuyển không?".

Trên thực tế, phần phát âm có gắn liền với ngữ điệu. Để nói được tiếng Anh hay, trước hết phải nói tiếng Anh đúng. Những âm cuối cần phải được đặc biệt chú ý và luyện tập thường xuyên. Sự khác nhau trong từng âm cuối cho chúng ta nhận dạng được từ vựng khi nghe. Đây chính là mấu chốt cho việc làm thế nào để nghe tốt, hoặc thậm chí các sinh viên chuyên ngành biên phiên dịch có thể xác định được từ vựng thông qua cách phát âm trong một đoạn tin.

Trong tư duy của một số người, có thể một số từ ngữ đã được mặc định. Họ rất khó sửa những lỗi sai của mình. Hoặc đa phần họ tự mãn về khả năng sử dụng tiếng Anh của mình ở hiện tại mà quên mất rằng để sử dụng tốt ngôn ngữ này cần luyện tập rất nhiều. Đó là cả một quá trình kiên trì bền bỉ của việc tiếp nhận và trao dồi một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ. Và khi sử dụng một ngôn ngữ bất kỳ, bạn sẽ nhận ra rằng nếu bạn thật sự giỏi ngôn ngữ đó, bạn sẽ không chỉ viết được email, giao tiếp hàng ngày, mà còn có thể làm giáo viên hoặc phiên dịch viên, những cấp độ sử dụng ngoại ngữ cao nhất.

Nếu không sử dụng tốt ngữ pháp, chúng ta khó mà trả lời được câu hỏi "nói như vậy là đúng hay sai?" hoặc "làm thế nào để nói tiếng Anh lưu loát?". Bởi thế, bạn cứ thử tưởng tượng rằng từ vựng là những viên gạch và ngữ pháp là xi măng. Nếu chúng ta tách rời chúng, mãi mãi chúng ta sẽ không bao giờ có được bức tường mà mình mong đợi.

Những lầm tưởng dẫn đến chán học tiếng Anh

Người lớn học không tốt bằng trẻ em, không có năng khiếu hay đi nước ngoài mới giỏi tiếng Anh là những quan niệm sai lầm khiến bạn không có động lực học tiếng Anh.

Bất kỳ công việc nào cũng cần có cảm hứng, nềm tin và động lực. Tuy nhiên, nhiều người lại có những suy nghĩ tiêu cực về việc học tiếng Anh và từ đó, mất đi ý chí trau dồi dù nhận thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ này.

Quá già để học ngôn ngữ mới: Quá tuổi học là một trong những suy nghĩ tiêu cực của những người đang đi làm khi học tiếng Anh. Theo họ, việc học tiếng Anh chỉ phù hợp với những bạn trẻ nhờ khả năng tiếp thu và ghi nhớ nhạy bén. Tuổi tác tăng lên đồng nghĩa với việc trí nhớ giảm sút và khó khăn trong việc tiếp thu ngôn ngữ mới so với người trẻ tuổi.

Trên thực tế, người trưởng thành có thuận lợi hơn trong ý chí kiên kịnh, sự ổn định về tâm lý hơn người trẻ "cả thèm chóng chán". Một khi xác định được mục tiêu, sự cần thiết của việc học tiếng Anh, chẳng hạn như để có công việc tốt hơn, sang nước ngoài tu nghiệp... thì bạn sẽ kiên trì hơn với việc học ngôn ngữ này.

Bên cạnh đó, các trung tâm tiếng Anh nắm bắt được nhu cầu của đối tượng này nên có những giúp đỡ, hỗ trợ nhất định giúp bạn học tốt hơn. Là một nhân viên tín dụng ở TP HCM, anh Anh Đức (30 tuổi) nhận thấy việc phải tiếp xúc với khách hàng nước ngoài càng ngày càng nhiều nên quyết định học tại các trung tâm dạy tiếng anh thông qua sự giới thiệu của bạn bè. Đã có gia đình, con cái nên anh hơi ngại khi đi học vì lớp chủ yếu là các bạn trẻ năng động. Tuy nhiên, anh dần cảm thấy tự tin, hòa đồng với lớp và học tiến bộ hơn nhờ sự khuyến khích, hỗ trợ của thầy cô và các học viên khác.

Không có năng khiếu học ngoại ngữ: Sau nhiều năm học tiếng Anh ở trường, một vài lần tự học hay đi học thêm, bạn vẫn không thấy khá hơn nên đưa ra kết luận "Mình không có năng khiếu với ngoại ngữ". Hẳn bạn đều từng một lần nghe đến câu chuyện các nhà khoa học như Edison hay gần đây là Mark Zuckerberg đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công. Mọi sự thành công đều đến từ nỗ lực, chăm chỉ hơn là ngẫu nhiên gặp được. Vì vậy, thay vì cho rằng bản thân mình sinh ra không có năng khiếu sẵn có thì bạn nên giành thời gian đầu tư cho việc học và nhận lấy thành quả. -> Đọc thêm: 7 điều cần loại bỏ khỏi suy nghĩ khi luyện nói tiếng anh

Sống ở nước ngoài mới giỏi tiếng Anh: Quan niệm này khá phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người và hợp lý bởi việc sống ở nước ngoài mang đến cho con bạn cơ hội tự lập, hòa mình vào tiếng Anh để tăng cơ hội sử dụng. Tuy nhiên, nhiều phản ứng ngược đã xảy ra do các bạn chưa được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý, kỹ năng nên bị shock văn hóa. Một số bố mẹ có con nghịch ngợm, chưa chăm học đã cho con đi du học với hi vọng môi trường học tập nghiêm khắc khiến con mình tiến bộ mà không ngờ, các con rời khỏi sự kiểm soát của bố mẹ nên càng không chịu học tập, rèn luyện.

Mỗi lựa chọn cũng có hai mặt nên các bố mẹ và bạn trẻ không nên hoàn toàn tin tưởng vào khả năng trở nên giỏi tiếng Anh khi đi du học. Hơn nữa, nhiều bạn trở nên thuần thục ngôn ngữ này khi ở Việt Nam mà không cần phải đi nước ngoài nên đây không phải là giải pháp hiệu quả duy nhất để giỏi tiếng Anh.

Kết quả học phụ thuộc hoàn toàn vào thầy cô: Sự hướng dẫn của thầy cô trong việc học tiếng Anh là cần thiết, nhưng không có nghĩa học viên hoàn toàn ỷ lại vào những giờ học trên lớp mà không tự luyện tập, tìm hiểu khi về nhà. Bên cạnh đó, nhiều bạn không có tinh thần tự học lại quay sang trách thầy cô vì năng lực của mình không được cải thiện. Việc học tốt còn phụ thuộc nhiều vào quyết tâm, ý thức của bạn chứ không nên hoàn toàn đổ lỗi lên thầy cô, người hướng dẫn.

Chị Quỳnh Trang (Vũng Tàu) kể: "Mình cho con đi học tiếng Anh từ khi cháu lên lớp 4 ở nhà cô giáo rồi chuyển sang trung tâm. Đã được hai năm rồi nhưng từ tiếng Anh nào cháu cũng bảo cô chưa dạy. Sau mới nhận ra vì con mình không chịu học nên không nhớ chứ không phải vì cô giáo chưa hướng dẫn".