Trong thời điểm hậu COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận tình trạng nhân viên nghỉ việc hoặc chuyển việc. Vậy lý do cho điều này là gì?

Liệu có nên hay không "hack" trong CV ứng tuyển?

Liệu có nên hay không "hack" trong CV ứng tuyển?

Bạn đang viết CV để ứng tuyển công việc? Bạn cảm thấy CV chưa "mặn" nên muốn "chém gió" một chút để nó trở nên ấn tượng hơn? Vậy điều này có nên hay không?

1. Nhân viên muốn thăng tiến trong sự nghiệp

Bạn có cảm thấy sự nghiệp của mình bị đình trệ trong thời kỳ đại dịch? Theo báo cáo của Prudential, trong số 26% người lao động dự định chuyển việc sau COVID, 80% đưa ra quyết định này vì họ lo lắng về sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Và một cuộc khảo sát gần đây của Robert Half đã xác nhận 38% người lao động nói rằng họ cảm thấy bế tắc trong sự nghiệp kể từ khi đại dịch bắt đầu. Rob Falzon, phó chủ tịch Prudential, cho biết: "Đại dịch đã dẫn đến sự chững lại trong con đường thăng tiến và làm cho người lao động lo lắng về việc phát triển kỹ năng của mình”. Mọi người cảm thấy rằng họ đã làm việc chăm chỉ nhưng không được tạo cơ hội để thăng tiến trong công ty hiện tại của họ.

2. Các đãi ngộ là yếu tố quan trọng

Với những vấn đề ngày càng trầm trọng hơn của đại dịch như nợ nần chồng chất và các khoản tiết kiệm khẩn cấp dần cạn kiệt, người lao động đang tìm đến các nhà tuyển dụng có đãi ngộ tốt hơn để giảm bớt gánh nặng tài chính. Nghiên cứu cho thấy rằng người lao động coi các đãi ngộ — chẳng hạn như kế hoạch hưu trí, bảo hiểm y tế, tàn tật và bảo hiểm nhân thọ, nghỉ phép cho gia đình được trả lương và các chương trình tiết kiệm khẩn cấp — là rất quan trọng đối với khả năng phục hồi tài chính của họ. Và 40% người lao động cho biết, so với một năm trước, thì bây giờ họ sẽ ưu tiên xem xét chấp nhận một công việc tại một công ty mới cung cấp đãi ngộ tốt hơn.

Tại sao hàng triệu người lao động dự định chuyển việc sau đại dịch? - Ảnh 1

Thị trường lao động gặp nhiều biến đổi do tác động của COVID-19

3. Văn hóa công ty

Các văn hóa công ty tập trung vào người lao động sẽ giành được phần thắng trong cuộc tranh giành nguồn lực sắp tới. Falzon đề xuất: “Các nhà lãnh đạo phải tập trung ưu tiên việc học hỏi liên tục và mang lại những lợi ích mạnh mẽ để hỗ trợ nhân viên của họ”. Các vấn đề về giao tiếp và văn hóa công ty cũng được người lao động quan tâm hàng đầu. Trên thực tế, 42% người lao động có kế hoạch chuyển việc đã đánh giá công ty hiện tại của họ điểm "C" hoặc thấp hơn về khả năng duy trì sự kết nối và văn hóa của nhân viên trong thời kỳ đại dịch. 

4. Không còn áp dụng hình thức làm việc từ xa

Giờ đây, hàng triệu người lao động đã quen với việc làm việc linh hoạt cả về thời gian và địa điểm. Cuộc khảo sát của Prudential xác nhận rằng 87% công nhân Mỹ đang làm việc từ xa trong thời kỳ đại dịch muốn tiếp tục làm việc tại nhà ít nhất một ngày một tuần, sau đại dịch. Trong số tất cả người lao động, 68% cho rằng sẽ thật lý tưởng nếu công ty kết hợp giữa hình thức làm việc tại văn phòng và làm việc tại nhà. Và 42% nhân viên làm việc từ xa  khẳng định rằng nếu công ty hiện tại của họ không tiếp tục thực hiện hình thức làm việc từ xa trong thời gian dài, họ sẽ tìm kiếm một công việc mới.

5. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một ưu tiên

Một kết quả khác của đại dịch là người lao động có nhu cầu cao trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Và nhân viên sẵn sàng nghỉ hoặc chuyển việc để đạt được điều đó. Một cuộc khảo sát của trang nghề nghiệp Joblist tiết lộ rằng chỉ hơn 30% người lao động cho biết họ sẽ bỏ một phần lương để cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn, trong đó các bậc cha mẹ sẵn sàng cắt giảm 5% lương. Ngày nay, nhiều nhân viên được cho là phải hy sinh sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống để đáp ứng nhu cầu của công ty, khiến họ cảm thấy mình trở nên kém hiệu quả hơn trong vai trò của mình. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ sẵn sàng chuyển việc để gia nhập các công ty có giá trị phù hợp với giá trị mà họ tạo ra.

Những yếu tố quyết định liệu bạn có được thăng chức hay không

Liệu nên lựa chọn nghỉ việc rồi tìm việc mới hay ngược lại?

Theo Forbes