Theo đó, Trường ĐH California Los Angeles (UCLA) đã khảo sát 200.000 sinh viên năm đầu ở các trường đại học Mỹ trong năm ngoái và kết quả là chỉ dưới 52% sinh viên cho biết tình trạng sức khỏe cảm xúc của họ rất tốt hoặc “trên trung bình”.

Con số này giảm đáng kể so với năm 1985, năm đó 2/3 số sinh viên năm nhất xếp họ vào nhóm này (có sức khỏe cảm xúc rất tốt hoặc “trên trung bình”) và giảm 3,4% so với năm 2009.

Đặc biệt, các nữ sinh viên bị stress nhiều hơn các nam sinh viên. Nữ sinh cũng thường xuyên cảm thấy “quá tải vì tất cả những việc mình phải làm” nhiều gấp hai lần so với những học sinh chuẩn bị vào đại học.

SV ở Mỹ đang phải chịu sức ép kỷ lục - Ảnh 1
Hình minh hoạ

Sinh viên Trường ĐH California Los Angeles, Mỹ.

John Pryor, tác giả chính của bản báo cáo, nhận định: “Stress là một nỗi quan tâm lớn khi giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh viên đại học. Nếu các tân sinh viên cảm thấy bị quá tải và và nguồn dự trữ sức khỏe cảm xúc của họ thấp hơn, các giảng viên, trưởng khoa và các nhà quản lý trường học cũng sẽ thấy nhiều hậu quả hơn của stress với sinh viên, ví dụ như giảm khả năng quản lý thời gian, sử dụng rượu và giảm động cơ học tập”.

Theo AFP, khủng hoảng kinh tế Mỹ cũng góp phần làm tăng stress ở tân sinh vieê. Theo nghiên cứu nói trên của Trường UCLA, 53% số sinh viên được khảo sát phải vay tiền để trả chi phí học đại học. Đồng thời, gần 3/4 sinh viên vẫn được nhận trợ cấp và học bổng, con số này cao nhất trong 9 năm qua.

Nhà nghiên cứu Sylvia Hurtado cho rằng chi phí học đại học gia tăng đã trở thành một sự cản trở việc vào học đại học của thanh niên ngày nay. Chính vì vậy ngày nay các sinh viên và các gia đình phải nỗ lực hơn để có thể tìm các cách thức mới và sáng tạo để có thể chi trả tiền học đại học.

Trong khi đó, các bậc cha mẹ của sinh viên cũng dễ bị thất nghiệp hơn: gần 5% số sinh viên được khảo sát cho biết bố của họ bị mất việc, còn tỷ lệ các bà mẹ thất nghiệp là 9% và dự kiến vẫn tiếp tục gia tăng.



Theo Dân Trí