Theo Nghị định mới, Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ được sáp nhập thành một với Học viện Hành chính Quốc gia từ 15/9/2022.

Trường đại học chủ động điều chỉnh nguyện vọng theo hướng có lợi cho thí sinh

Trường đại học chủ động điều chỉnh nguyện vọng theo hướng có lợi cho thí sinh

Bộ GD-ĐT đã đồng ý cho các trường đại học điều chỉnh thông tin cho những thí sinh đăng ký nhầm phương thức và tổ hợp xét tuyển đại học

1. Nghị  định 63 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Nội vụ

Ngày 12/9, Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ ký thay Thủ tướng ban hành Nghị định 63 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

Theo đó, Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức Bộ Nội vụ gồm 20 đơn vị. Trong đó, 16 tổ chức hành chính, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: 11 vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ.

Ngoài ra còn có 4 đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ gồm: Học viện Hành chính Quốc gia; Viện Khoa học tổ chức nhà nước; Tạp chí Tổ chức nhà nước; Trung tâm Thông tin.

Sáp nhập Đại học Nội vụ Hà Nội và Học viện Hành chính Quốc gia thành một - Ảnh 1

Sáp nhập Đại học Nội vụ Hà Nội và Học viện Hành chính Quốc gia thành một

So với cơ cấu tổ chức theo Nghị định cũ, Bộ Nội vụ cắt giảm 2 vụ gồm: Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Vụ Tổng hợp.

Hai vụ này vẫn tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện xong việc điều chuyển chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp nhân sự của đơn vị.

Ngoài ra, Bộ cũng giảm 1 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc danh sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành là Đại học Nội vụ Hà Nội, do sáp nhập với Học viện Hành chính Quốc gia.

Nghị định cũng nêu rõ Đại học Nội vụ Hà Nội tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Thủ tướng ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia.

Riêng với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị.

Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp Nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tín ngưỡng, tôn giáo; văn thư, lưu trữ Nhà nước; thanh niên và quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

2. Phương án tuyển sinh sau sáp nhập

Năm nay, trường Đại học Nội vụ Hà Nội tuyển 2.000 sinh viên ở ba cơ sở, gồm Hà Nội, Quảng Nam, TP HCM, tăng 100 chỉ tiêu so với năm ngoái. Riêng trụ sở chính ở Hà Nội tuyển 1.680 sinh viên, mỗi cơ sở còn lại tuyển 160.

Điểm chuẩn 2021 của Đại học Nội vụ Hà Nội dao động 15-28 điểm. Trong đó, ngành Quản trị nhân lực ở trụ sở chính, xét tuyển bằng tổ hợp C00, lấy điểm chuẩn lên tới 28.

Học viện Hành chính Quốc gia lấy khoảng 1.800 chỉ tiêu năm nay. Trường chỉ tuyển sinh ngành Quản lý Nhà nước, dành 1.000 chỉ tiêu cho cơ sở phía Bắc, còn lại cho cơ sở phía Nam.

> Học sinh tại Nghệ An đã trở lại trường sau một tuần bị ngăn cản vì sáp nhập

> Một số thí sinh đăng ký nhầm phương thức xét tuyển đại học 2022

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp