Yêu cầu trẻ xin lỗi trong khi trẻ không biết mình sai ở đâu
Nhiều bố mẹ thường hay tức giận và hét lên khi trẻ làm gì đó sai câu: “Con xin lỗi đi. Xin lỗi mẹ (bố) ngay” trước sự ngơ ngác và sợ hãi của trẻ. Tất cả những gì bạn có thể thấy là đứa con của bạn sẽ sợ sệt tiến lại gần xin lỗi bố mẹ hoặc cố tình lì ra không xin lỗi với thái độ im lặng.
Ép con xin lỗi khi con chưa được giải thích về lỗi của mình là một việc phản tác dụng.
Thực tế là chúng chưa hiểu chúng mắc lỗi gì và vì sao lại phải xin lỗi. Trong trường hợp này, bố mẹ cần bình tĩnh, tiến sát lại gần và giải thích cho trẻ rõ trẻ đã làm sai điều gì trước khi trẻ xin lỗi.
Nói dối
Trong một số trường hợp vô tình, bạn thường yêu cầu trẻ nói dối về một chuyện gì đó. Điều này không tốt với trẻ. Bắt con nói dối có lẽ là điều đầu tiên trong danh sách những điều bố mẹ không nên bắt con làm. Bạn phải xác định quy tắc rõ ràng từ khi con còn nhỏ. Hãy nhớ, nếu con bạn nghĩ rằng chúng có thể nói dối người khác thì có nghĩa là một ngày nào đó chúng cũng có thể nói dối bạn. Điều này cũng có nghĩa là bạn không nên nói dối trước mặt con. Bạn cần làm gương trước cho con.
Ép con giảm cân
Một số trẻ quá thừa cân có thể phải có chế độ ăn uống lành mạnh hơn để giúp trẻ giảm cân nhưng đừng bao giờ ép con vào một chế độ ăn uống quá khắc nghiệt. Thay vì cấm con ăn những thứ như khoai tây chiên, gà rán… thì bạn hãy xem xét việc không nên chọn mua những thực phẩm này ngay từ đầu. Thay vào đó bạn hãy dự trữ bằng những lựa chọn thay thế lành mạnh như trái cây, các loại hạt…
Ép con ăn khi chúng không hào hứng với việc ăn uống
Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau và chúng cũng có nhu cầu ăn uống khác nhau. Có thể nhiều người sẽ nói ra rả rằng trẻ con thì phải ăn 3 bữa mỗi ngày kèm theo với ăn đồ nhẹ, đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới phát triển bình thường được. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng áp dụng được.
Hãy để chúng ăn khi chúng có nhu cầu và hào hứng với việc ăn uống. Nếu con bạn không mấy vui vẻ với việc ăn uống thì đừng ép con ăn. Việc ép con ăn sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu về cả sức khỏe vật chất lẫn tinh thần của trẻ.
Làm những thứ mà con không thích
Điều này không có nghĩa là bạn không khuyến khích con thử những thứ mà chúng không có năng khiếu. Tuy nhiên, nếu con gái bạn không mấy hứng thú với việc mặc váy, con bé chỉ thích ăn mặc một cách thoải mái như tomboy, ghét lớp học ba-lê thì cũng đừng ép con phải nữ tính.
Thay vì bắt chúng làm những gì chúng không thích thì bạn hãy giúp con phát huy những gì là thế mạnh, sở trường của chúng. Nếu liên tục phải làm những điều chúng không thích sẽ làm hạ thấp lòng tự trọng của chúng. Tốt nhất là bạn hãy nói chuyện với con, lắng nghe những gì mà chúng thích và hỗ trợ chúng làm những điều này.
Ép con thành một mẫu hình nào đó
Là bố mẹ, bạn cần khuyến khích con làm những gì chúng thích dù bạn không hề thích những điều đó lắm. Nếu chúng thích trở thành một nhà khoa học nhưng không hề thích nghệ thuật thì đừng có bắt chúng học vẽ. Bạn nên (dù miễn cưỡng) nuôi dưỡng sự sáng tạo và mơ ước đó.
Hãy đảm bảo rằng trẻ luôn cảm thấy được yêu vì chính con người chúng. Việc “buộc” và áp đặt vào trẻ những ước mơ, ý tưởng của chính bố mẹ về chúng hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hãy nghĩ về những ngày bé, nếu bố mẹ bạn áp đặt suy nghĩ của họ lên bạn, chắc chắn bạn cũng sẽ tỏ ra hậm hịch hoặc oán giận.
Theo thuvien.kyna.vn