Trong thời buổi tân tiến hiện đại, công nghệ hiện diện và giúp đỡ cho ta ở mọi khía cạnh. Đặc biệt là với học tập và công việc, sức mạnh của công nghệ được thể hiện và phát huy đến mức tối đa. 

Thương hiệu cá nhân - 10 cách để thành công xây dựng hình ảnh của riêng bạn

Thương hiệu cá nhân - 10 cách để thành công xây dựng hình ảnh của riêng bạn

Cụm từ “Thương hiệu cá nhân” đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây. Vậy “Thương hiệu cá nhân” là gì?

Trong thời buổi dịch bệnh, những ứng dụng nào là phổ biến để sử dụng cho học tập và công việc khi mọi thứ đều cần làm từ xa? Hãy cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu nhé!

Những ứng dụng không thể thiếu khi học tập và làm việc tại nhà  - Ảnh 1

Trong học tập và công việc, sức mạnh của công nghệ được thể hiện và phát huy đến mức tối đa

1. Những cái tên từ nhà Google

Google hiện đang là “gã khổng lồ” của toàn cầu. Với hơn 1 tỷ lượt truy cập mỗi ngày trên thế giới, Google cung cấp một hệ sinh thái đáp ứng gần như đầy đủ các nhu cầu học tập và làm việc của mọi người. Những cái tên “quen mà lạ” bao gồm:

  • Google Drive: Đây là ứng dụng được nhắc đến đầu tiên trong “Bộ sưu tập Google”. Đây là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa tệp cho Google phát triển. Hiện nay, ứng dụng là một trong những giải pháp lưu trữ tốt nhất, được mọi người sử dụng phổ biến, đặc biệt trong làm việc nhóm. Google Drive cho phép người dùng lưu trữ và sao lưu dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, xem tệp với nhiều định dạng và liên kết với các ứng dụng Google khác như Docs, Sheet, Slide,...
  • Google Docs: Ứng dụng miễn phí về tài liệu vô cùng nổi bật đến từ Google. Đây là công cụ cho phép người dùng soạn thảo văn bản dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng trên Internet và đặc biệt công cụ này còn cho phép nhiều người chỉnh sửa cùng một lúc trên một file. Các tính năng của Google Docs thường được sử dụng là: nói để nhập liệu, bổ sung font chữ, nhận xét và trò chuyện trong tài liệu, chia sẻ dữ liệu, sử dụng chung tài liệu cho nhóm, tự động sao lưu, cung cấp chế độ làm việc ngoại tuyến và cho phép xem lại lịch sử hoạt động.
  • Google Sheet: Đây là sản phẩm nổi bật trong bộ sưu tập ứng dụng của Google Drive, dựa trên trình duyệt để tạo và chỉnh sửa bảng tính miễn phí tương tự như Microsoft Excel. Đây là ứng dụng rất tiện lợi để sử dụng cho cá nhân và tập thể bởi nó cho phép dễ dàng nhập liệu kể cả khi sử dụng dạng nhóm, tự động sao lưu, hộ trợ làm việc ngoại tuyến,....
  • Google Slide: Là công cụ cho phép người dùng tạo ra các bản thảo để trình chiếu, tương tự Microsoft Office Power Point. Ứng dụng miễn phí này cho phép người dùng tạo các bản trình chiếu có thể sử dụng mẫu có sẵn, thao tác chỉnh sửa dễ dàng, chia sẻ và cấp quyền chỉnh sửa với người được cho phép, tự động sao lưu vfa xuất bản dưới nhiều định dạng,....
  • Google Meet: Đây là ứng dụng không thể thiếu, nhất là đối với những công việc làm từ xa. Google Meet là ứng dụng tạo buổi học/họp trực tuyến không giới hạn, cho phép số lượng tham gia lên đến 250 người. Với Meet, người dùng được phép chia sẻ màn hình, hỗ trợ ghi lại cuộc thảo luận và lưu trữ trên Google Drive nhanh chóng, tiện lợi. Ứng dụng này có độ bảo mật khá cao và cho phép người dùng sử dụng đa nền tảng.

Những ứng dụng không thể thiếu khi học tập và làm việc tại nhà  - Ảnh 2

Những cái tên quen thuộc từ nhà Google

Ngoài ra, hệ sinh thái khổng lồ của Google còn rất nhiều những ứng dụng có các tính năng khá để phục vụ nhu cầu cho người dùng như Canlendar, Keeps,.... Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt với cho hầu hết người sử dụng nhờ trải nghiệm mượt mà nhưng không mất phí.

2. Công cụ đồ họa cho “newbie” nổi tiếng nhất: Canva

Canva là một công cụ đồ họa tuyệt vời nhất dành cho “newbie” trên toàn cầu. Nếu bạn cần tạo các thiết kế đẹp về áp phích, lời mời, cards, đồ họa cho trang web hoặc thậm chí là các bài thuyết trình, lịch biểu,.... Canva luôn sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các “newbie” hoặc người bận rộn. Ứng dụng này mang tính đơn giản hóa trong thiết kế và phục vụ cho rất nhiều nhu cầu về ấn phẩm của người dùng. Tất cả những gì bạn phải làm là chọn một trong các mẫu có sẵn hoặc tạo một kích thước tùy chỉnh theo ý bạn. Sẽ có đôi chút sự khác biệt đối với tài khoản miễn phí và trả phí. Thế nhưng cho dù là tại phiên bản miễn phí thì bạn cũng đã được sử dụng khá nhiều những tính năng nổi bật một cách thoải mái.

Những ứng dụng không thể thiếu khi học tập và làm việc tại nhà  - Ảnh 3

Canva là ứng dụng được các "newbie" vô cùng ưu ái khi thiết kế ấn phẩm

3. Notion: Hòm ghi chép đa tính năng

Notion không đơn thuần chỉ là một app ghi chú. Notion có được điểm cộng rất to lớn là “all-in-one”, tức là tất cả chỉ trong một ứng dụng duy nhất.

Ứng dụng này sẽ theo dõi, sắp xếp các ghi chú, theo dõi tiến độ công việc, lập danh sách và kiêm luôn nhắc nhở. Notion hỗ trợ soạn thảo văn bản cực kì tốt, nó cho phép bạn chèn hình ảnh bất cứ chỗ nào bạn thích, tô màu chữ, highlight chữ, tô đậm, chỉnh chữ to nhỏ, chia cột, dàn trang… Bạn còn có thể chèn ngày tháng, chèn file, nhúng Youtube hoặc chèn code tùy thích. Ứng dụng này thậm chí có thể sử dụng như một công cụ để ghi chép về bài vở, nội dung cuộc họp, lên kế hoạch,....Notion cũng có chức năng quản lý dự án, quản lý làm việc nhóm, share với bạn bè, giao việc, tải database…

Không như những ứng dụng ghi chú có giao diện tẻ nhạt, Notion cho phép người dùng tạo ra những sản phẩm có giao diện vô cùng xinh xắn, bắt mắt và vô cùng khoa học. Nếu không có ý tưởng để thiết kế một workspace xinh xắn, bạn hoàn toàn có thể tham khảo hoặc download những template có sẵn của người dùng khác để sử dụng cho workspace của mình.

Những ứng dụng không thể thiếu khi học tập và làm việc tại nhà  - Ảnh 4

Notion cho phép người dùng thỏa sức sáng tạo với những template xinh xắn, bắt mắt

4. Những cái tên nhà Microsoft Office

Microsoft là cái tên vô cùng quen thuộc đối với hầu hết mọi người. Đây là ứng dụng quá đỗi phổ biến trên thế giới vì nó đã khai sinh ra một hệ điều hành mạnh mẽ và các ứng dụng  cơ bản của tinh học văn phòng. Hiện nay, những ứng dụng của Microsoft Office đã được cải tiến khá nhiều so với quá khứ, phục vụ đa số các nhu cầu cần thiết của người dùng.

Những cái tến trong bộ sưu tập gồm có:

  • Microsoft Teams: Đây là nền tảng dùng để giao tiếp và cộng tác giữa các nhóm với nhau. Microsoft Team giúp xây dựng không gian làm việc chung của các nhóm, trò chuyện, hội họp qua video, lưu trữ tệp, chia nhóm riêng lẻ, giao nhiệm vụ,... Teams có thể tích hợp cùng lúc hàng trăm ứng dụng làm việc. Ứng dụng được xem như một dịch vụ chiến lược trong dòng sản phẩm Microsoft 365 từ khi ra mắt. Nó đang dần thay thế cho các nền tảng khác là Skype for Business và Classroom. Chính vì vậy, Teams không chỉ là nơi để bạn nhắn tin, gọi điện cho đồng nghiệp như nhiều người vẫn nghĩ.
  • Microsoft Word-Excel-PowerPoint: Bộ 3 này đã quá quen thuộc với hầu hết mọi người, từ học sinh sinh viên đến người đi là. Bộ 3 chính là nền tảng của tin học văn phòng cơ bản nhưng vẫn vô cùng thiết yếu. Các ứng dụng này cho phép soạn thảo văn bản, tài liệu, tạo bảng tính toán và thiết kế bài trình chiếu. Dù có rất nhiều những ứng dụng được phát triển để có trải nghiệm tương tự như bộ 3 này song Word-Excel-PowerPoint vẫn hoàn toàn “vững gót chân” trên “chiến trường” tin học.
  •  Microsoft Outlook: Đây là ứng dụng để tạo, nhận và quản lý thư điện tử đến từ nhà Microsoft. Ứng dụng có những tính năng nổi bật như gửi và nhận email từ các địa chỉ Hotmail, Microsoft Live và Outlook.com; xem email trên các tab riêng biệt trên một trang Outlook.com, giao diện người dùng (UI) sạch sẽ và dễ dàng sắp xếp thư bằng cách sử dụng nhãn và thư mục. Hiện nay có khá nhiều người sử dụng Outlook để thay thế các trang thư điện tử khác như Gmail, Yahoo, Skype,....
  • Microsoft OneNote: Đây là một ứng dụng ghi chú cung cấp một trung tâm cho tất cả các ghi chú của bạn, có thể được sắp xếp thành các sổ tay riêng biệt và các phần riêng lẻ trong sổ tay. Nó tương thích với nhiều định dạng kỹ thuật số, nghĩa là có thể ghim các tài liệu đa phương tiện cũng như văn bản đơn giản.
  • Microsoft OneDrive: Đây là câu trả lời của Microsoft về một dịch vụ lưu trữ và quản lý đám mây thách thức đối với Apple iCloud hay Google Drive. OneDrive có nhiều tính năng như các dịch vụ lưu trữ đám mây khác. Nó có thể là một ổ cứng usb lưu trữ file và dễ dàng truy cập từ web. Nó cũng cung cấp tính năng đồng bộ thư mục để tập hợp file từ nhiều PC khác nhau. OneDrive có tính cạnh tranh trong thị trường khá lớn khi mà tính bảo mật thông tin người dùng của ứng dụng này vô cùng mạnh mẽ, mang đến sự trải nghiệm hài lòng cho hầu hết người sử dụng.

Những ứng dụng không thể thiếu khi học tập và làm việc tại nhà  - Ảnh 5

Những cái tên thân thuộc trong Microsoft Office

5. Ứng dụng vẽ mindmap hiệu quả: Miro

Miro cung cấp một khung vẽ bản đồ tư duy không bị giới hạn bởi kích thước, với kho widget và template dựng sẵn phong phú, đi kèm với đó là bộ công cụ hỗ trợ tạo nhật ký hành trình, tạo khung sườn website, bản đồ hành trình, lập kế hoạch Sprint, retros,... Ứng dụng này giúp bạn tạo không gian làm việc nhóm từ xa trên các định dạng, công cụ và kênh khác nhau với không gian làm việc kỹ thuật số cho phép cùng chỉnh sửa bản đồ tư duy với 2 hình thức không đồng bộ và đồng bộ.

Danh sách các công cụ tích hợp khác được liệt kê trên website của Miro, bao gồm: Dropbox, Box, Google Suite, JIRA, Slack, Sketch, OneDrive, Zapier,... Đây là ứng dụng rất dễ sử dụng cho hầu hết mọi người với các nhu cầu như lên kế hoạch, vẽ biểu đồ và cho phép sử dụng nhóm rất hiệu quả.

Trên đây là bài viết về những ứng dụng không thể thiếu khi làm việc và học tập tại nhà. Mong rằng qua bài viết, quý bạn đọc có thể có được những kiến thức bổ ích và đa dạng thêm các sự lựa chọn của bản thân. 

Những ứng dụng không thể thiếu khi học tập và làm việc tại nhà  - Ảnh 6

Miro có tính năng nổi bật là cho phép mọi người cùng tạo và chỉnh sửa sơ đồ tư duy cùng lúc

> Làm sao để giữ vững năng suất trong khi làm việc tại nhà 

> 3 lý do khiến nhiều người trẻ lựa chọn khởi nghiệp dù con đường đầy rủi ro?

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh