1.Để trống câu trả lời: Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những câu hỏi khó rồi sau đó quay lại. Nhưng vấn đề là bạn thường quá mải mê với những câu hỏi khác mà quên mất câu hỏi mà mình đã bỏ qua. Một câu trả lời trống luôn luôn là một câu trả lời sai.

2. Trả lời một câu hỏi 2 lần: Khi đọc một câu hỏi, bạn có thể thấy phân vân giữa hai đáp án. Và việc phân vân cũng thay đổi phương án thường dẫn đến một kết quả tệ hơn.


3.Chép nhầm kết quả từ giấy nháp: Một sai lầm làm nhiều học sinh, sinh viên tiếc nuối đó là làm bài tập đúng ở giấy nháp nhưng lại chép nhầm kết quả vào bài thi.

4.Học tủ: Sắp đến ngày thi/kiểm tra, bạn không có nhiều thời gian để ôn luyện vì vậy bạn lựa chọn sẽ ôn luyện những bài bạn “tin tưởng” rằng sẽ xuất hiện trong đề thi. Tuy nhiên, hình thức học này không được khuyến khích vì bạn rất có khả năng phải ngồi cắn bút trong phòng thi khi bị “tủ đè”.

5.Không để ý đến thời gian: Một trong những lỗi phổ biến nhất mà học sinh/sinh viên thường mắc khi một bì thi là quản lý thời gian. Dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi sẽ khiến bạn không đủ thời gian và sức lực dành cho các câu hỏi khác.

6.Lạc đề: Nếu giáo viên yêu “so sánh” và bạn lại “định nghĩa”, bạn sẽ bị mất điểm về câu trả lời của bạn. Hãy chú ý trả lời đúng những gì giáo viên yêu cầu.

  • Xác định: Cung cấp một định nghĩa.
  • Giải thích: Cung cấp một câu trả lời tổng quan hoặc mô tả rõ ràng các vấn đề và giải pháp cho một vấn đề cụ thể.
  • Phân tích: Nêu một khái niệm hay một quá trình, và giải thích từng bước.
  • So sánh: Nói rõ sự giống nhau và khác nhau.
  • Sơ đồ: Giải thích và vẽ một biểu đồ hoặc các hình ảnh để minh họa.

7.Suy nghĩ quá nhiều: Khi nhận được đề thi THPT quốc gia 2015 bạn rất dễ suy nghĩ quá nhiều vào câu hỏi và bắt đầu nghi ngờ chính mình. Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều ở một câu hỏi mà không để ý đến thời gian hoặc những câu hỏi khác, bạn chắc chắn sẽ thay đổi một câu trả lời đúng thành một câu trả lời sai.

8.Không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập: Bạn đi thi và chiếc bút hết mực, bạn quên mang bút chì thước kẻ hay compa, tất cả những vấn đề đó sẽ ngốn đi không ít thời gian và tinh thần của bạn. Vì vậy, vào trước ngày thi, hãy chuẩn bị một bộ dụng cụ học tập đầy đủ để có thể thi tốt.

9.Không ghi tên trong bài thi: Không ghi tên trong bài thi sẽ gây khá nhiều rắc rối cho bạn và giáo viên chấm thi của bạn. Vì vậy, bạn hãy ghi tên mình ngay khi nhận được tờ giấy thi từ giám thị của bạn.

Thí sinh cần lưu ý:

-Đi thi đúng giờ

-Được mang vào phòng thi máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ cùng một số vật dụng theo quy định.

-Không được mang vào phòng thi đồ uống có cồn, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin.

-Không mang điện thoại di động vào phòng thi.

-Thi sinh khi nhận được đề cần kiểm tra kỹ và ghi chép đầy đủ thông tin.

-Kiểm tra bài trước khi nộp./.

Lịch thi tốt nghiêp THPT quốc gia như sau:

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

Giờ phát đề cho thí sinh

Giờ bắt đầu làm bài

30-6-2015

Sáng từ 8g

Thí sinh làm thủ dục dự thi: nhận thể dự thi và đính chính các sai sót (nếu có)

1-7-2015

Sáng

Toán

180 phút

7g45

8g

Chiều

Ngoại ngữ

90 phút

14g15

14g30

2-7-2015

Sáng

Ngữ Văn

180 phút

7g45

8g

Chiều

Vật lý

90 phút

14g15

14g30

3-7-2015

Sáng

Địa lý

180 phút

7g45

8g

Chiều

Hóa học

90 phút

14g15

14g30

4-7-2015

Sáng

Lịch sử

180 phút

7g45

8g

Chiều

Sinh học

90 phút

14g15


Cục Khảo thí: Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ không được xét tốt nghiệp THPT quốc gia

Theo thông báo mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh bị kỷ luật ở mức đình chỉ thi sẽ không được tiếp tục dự thi các môn thi tiếp theo, không được sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp trung học phổ thông cũng như đăng ký xét tuyển vào các trường đại học.

Trước đó, trả lời câu hỏi của thí sinh trong các buổi tư vấn tuyển sinh, lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết nếu thí sinh bị đình chỉ thi ở các môn không dùng điểm để xét tốt nghiệp thì thí sinh vẫn được xét tốt nghiệp.

Theo ông Nguyễn Quang Kim, Chủ tịch Hội đồng thi Đại học Thủy lợi, đây là điểm thí sinh cần hết sức lưu ý.

“Kỳ thi có hai mục đích nên nếu bị đình chỉ sẽ rất đáng tiếc cho thí sinh, các em sẽ vừa không được xét tốt nghiệp, vừa không thể xét tuyển đại học. Vì thế, thí sinh không nên mang tài liệu, vật liệu cấm, điện thoại di động vào phòng thi,” ông Kim khuyến cáo.

Đây cũng là điểm được Phó hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội yêu cầu các cán bộ khi hướng dẫn quy chế phải nhấn mạnh với thí sinh.

“Nếu bị đình chỉ, các em sẽ không chỉ mất cơ hội vào đại học mà mất luôn cơ hội tốt nghiệp trung học phổ thông,” ông Bổng chia sẻ.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng trước đây, bên cạnh việc mang tài liệu thì mang điện thoại di động vào phòng thi là lỗi phổ biến nhất khiến thí sinh bị đình chỉ thi.

Trong đa số các trường hợp mang điện thoại vào phòng thi không với mục đích tiêu cực, gian lận, mà do thí sinh quên cất điện thoại, hoặc nắm không rõ quy chế, nghĩ mang điện thoại đã tắt máy vào phòng thi thì không bị vi phạm quy chế.

Tuy nhiên, theo quy định, thí sinh không được mang các thiết bị có chức năng thu phát sóng vào phòng thi. Và vì thế, dù đã tắt máy và không sử dụng, nếu bị phát hiện mang điện thoại vào phòng thi, thí sinh vẫn bị đình chỉ thi./.