Trong thị trường việc làm hiện nay, việc sở hữu một chứng chỉ TOEIC sẽ giúp bạn 'ghi điểm' mạnh. Tuy nhiên, liệu có phải nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ này?

Hành trình tự học TOEIC đạt 980 điểm của nam sinh ngành Quản lý đất đai

Hành trình tự học TOEIC đạt 980 điểm của nam sinh ngành Quản lý đất đai

Phạm Đức Thành từng là học sinh khối A và đỗ ĐH Tài nguyên và Môi trường, chuyên ngành Quản lý đất đai, đạt 980 điểm TOEIC nhờ kỹ năng tự học.

TOEIC (Test of English for International Communication) được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp phục vụ mục đích kinh doanh, thương mại, du lịch...

Theo thống kê của ETS - viện khảo thí xây dựng bài thi TOEIC, trên thế giới hiện có hơn 14.000 công ty và tập đoàn ở hơn 150 quốc gia công nhận chứng chỉ này. Tại Việt Nam, TOEIC được sử dụng làm chuẩn đầu ra của hơn hơn 100 trường đại học, cao đẳng và là tiêu chuẩn đánh giá nhân sự của hơn hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ.

Đơn cử, ACB và Sacombank yêu cầu TOEIC 500 trở lên; Techcombank yêu cầu 600 TOEIC trở lên đối với một số vị trí; FPT yêu cầu nhân viên phải đạt 500 điểm TOEIC tiếng Anh mới đủ điều kiện làm việc.

Vietnam Airlines cũng yêu cầu tối thiểu 600 TOEIC đầu vào cho các vị trí như tiếp viên hàng không hoặc điều hành bay. Các vị trí phục vụ mặt đất như bán hàng yêu cầu khoảng 400-500 điểm TOEIC.

Fujitsu yêu cầu 730 TOEIC cho nhân viên thường xuyên phải sử dụng tiếng Anh, 600 TOEIC cho các vị trí kỹ sư, nhà nghiên cứu, người lập kế hoạch, nhân viên bán hàng, 500 TOEIC đối với các vị trí khác. Thậm chí, với Packard Bell (Pháp), kỹ sư kiểm soát chất lượng cần đạt 650 TOEIC, cán bộ mua hàng cần đạt 850 điểm.

Chị Nguyễn Thị Hoa - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty IMAP Việt Nam cho rằng, chứng chỉ TOEIC giúp người học xây dựng nền tảng tốt về các tình huống giao tiếp trong công sở và các kỹ năng công việc liên quan đến tiếng Anh như gửi email, ký hợp đồng, thảo luận với khách hàng, viết báo cáo... Có được tấm bằng TOEIC với số điểm cao đồng nghĩa với việc có lợi thế khi ứng tuyển vào vị trí công việc mong muốn, đặc biệt là trong công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia.

Những lợi thế khi sở hữu bằng TOEIC trong công việc - Ảnh 1

Vì sao người đi làm nên sở hữu chứng chỉ TOEIC?

1. Khả năng phát triển cao

Trong thời đại hội nhập, không chỉ công ty nước ngoài mà các công ty trong nước cũng cần đội ngũ nhân viên giỏi ngoại ngữ để có thể mở rộng thị trường và quan hệ sản xuất kinh doanh với các công ty khác.

Mặt khác, chứng chỉ ngoại ngữ còn phát huy tác dụng khi công ty cần cử người làm việc với đối tác nước ngoài hay tham gia các khóa đào tạo bằng tiếng Anh. Hay khi cân nhắc thăng chức, ngoài sự thể hiện của bản thân trong công việc thì trình độ ngoại ngữ cũng là yếu tố để cấp trên xem xét bạn có đủ khả năng tiếp quản vị trí cao hơn của công việc hay không.

2. Mở rộng cơ hội ngoại giao

Đúng như cái tên "Bài thi giao tiếp trong môi trường làm việc quốc tế", TOEIC chủ yếu bao gồm những tình huống giao tiếp công việc trong nhiều lĩnh vực như: ngân hàng, dịch vụ, du lịch, sản xuất... với những nội dung về cuộc họp, email trao đổi công việc hay một bản hợp đồng dự án với công ty nước ngoài. Những tình huống này sẽ giúp bạn trau dồi khả năng sử dụng văn phong chính xác, sự nhanh nhạy trong công việc, từ đó hình thành tính chuyên nghiệp trong quá trình trao đổi công việc với đồng nghiệp, cấp trên.

3. Tham gia các chuyến công tác

Học TOEIC trau dồi cho bản thân nền tảng về các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Đặc biệt phần nghe (Listening) và nói (Speaking) giúp người học làm quen với nhiều chất giọng: Mỹ, Anh, Australia... qua đó rèn luyện khả năng nghe và nói tiếng Anh một cách thuần thục. Điều này cung cấp vốn từ cần thiết cũng như sự tự tin khi cần giao tiếp với đối tác nước ngoài trong những chuyến đi công tác.

> Những điều cần lưu ý khi đi thi TOEIC bạn nên biết

> Thi TOEIC bao lâu thì có bằng?

Theo VnExpress