Gap year đối với các bạn học sinh, sinh viên ở phương Tây là một điều vô cùng bình thường vì đây là điều mà hầu hết các bạn đều sẽ trải qua. Sau đây là những điều bạn cần biết về Gap year khi du học.

Những điều cần biết về gap year khi du học - Ảnh 1

Bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của Gap Year?

1. Gap year

Theo Từ điển tiếng Anh Cambridge, Gap year là việc gián đoạn 1 khoảng thời gian giữa các bậc học từ phổ thông lên cao đẳng hoặc đại học. Gap year cũng bao hàm việc nghỉ học lưng chừng khi chưa hoàn tất 1 chương trình học cụ thể. Nó khác với việc học xong 1 chương trình học thuật rồi tạm dừng, chẳng hạn bạn học xong chương trình cao đẳng rồi đi làm 1 khoảng thời gian, sau đó muốn đi học tiếp thì giai đoạn đi làm đó không phải là Gap year.

2. Có 4 dạng gap year cơ bản

2.1. Gap year làm việc

Hầu hết các bạn học sinh, sinh viên đều mong muốn có được công việc đúng với sở trường cùng thu nhập cao với nghề nghiệp mình chọn. Chính vì vậy nên việc bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về công việc trong tương lai mình sẽ làm như thế nào là thực sự rất cần thiết.

Đây là dạng gap year dành cho các bạn có đam mê khám phá về nghề nghiệp trong tương lai mình sẽ học hoặc làm nên mong muốn trải nghiệp trước xem có thực sự phù hợp với bản thân hay không? 

Chẳng hạn như bạn dự định sẽ trở thành giáo viên thì các việc làm liên quan như gia sư, dạy kèm, dạy học cho các trẻ nhỏ tại nơi bạn sinh sống sẽ là một trải nghiệm Gap Year tuyệt vời.

2.2. Gap year làm tình nguyện viên

Nếu bạn thích được giúp đỡ người  khác và mở rộng mối quan hệ cho bản thân thì đây chính là dạng Gap year dành cho bạn.

Trải qua được một năm gap year làm tình nguyện viên sẽ cho bạn những kỹ năng mềm và xây dựng thiết lập được những mối quan hệ cho bản thân. Những mối quan hệ này hứa hẹn đem lại cho bạn nhiều cơ hội việc làm với mức lương tương xứng với năng lực. Bạn có thể tham gia những chương trình tình nguyện như: hiến máu cứu người, các dự án thiện nguyện từ chính phủ cũng như những tổ chức nước ngoài.

2.3. Gap year du lịch địa phương

Bạn có hầu bao kha khá và yêu thích khám phá đó đây để hiểu thêm về các loại hình văn hóa, đặc sản vùng miền thì việc bỏ ra một năm để đi du lịch khám phá, nâng cao thêm kiến thức cho bản thân cũng như những trải nghiệm tuyệt vời mà không phải ai cũng có thể có được.

Khi bạn đi “du hí’’ ở một địa phương hãy cố gắng tìm hiểu ở nơi đó có phong tục tập quán, văn hóa, tôn giáo gì. Cách họ sinh sống, nhu cầu và nhiều điều khác nữa. Những chuyến đi thực tế này sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức về văn hóa vùng miền để có thể áp dụng được trong công việc sau này. Ngoài ra bạn có thể xây dựng được thêm những mối quan hệ với những người dân địa phương. Biết đâu trong thời điểm nào đó bạn cần nhờ tới sự giúp đỡ của họ thì sao?

2.4. Gap year là để học tập

Không phải ai cũng dành thời gian để vui chơi và làm thiện nguyện được; có rất nhiều bạn có thể dùng thời gian này để vui chơi giải trí trong khi có những bạn khác lại dùng thời gian gap year để học tập. Các bạn có thể đăng ký khóa học kỹ năng sống hoặc học tin học máy tính và ngoại ngữ.

Vì ngày nay để tốt nghiệp được Đại học thì nhà trường đều yêu cầu sinh viên của mình phải có được những kỹ năng về ngoại ngữ cũng như tin học văn phòng. Vì có như vậy các bạn sinh viên mới có đủ kỹ năng và kiến thức để dễ dàng xin việc được. Hoặc các bạn có thể đăng ký học những khóa học mình yêu thích như hội họa, văn học, nghệ thuật, võ nghệ. Khoảng thời gian này chính là lúc các bạn dành nhiều thời gian mình làm những điều mình thích nên hãy cứ thoải mái thực hiện đi.

3. Nguồn gốc và ý nghĩa tích cực của Gap year

Ở các nước phương Tây và đặc biệt là Mỹ, Gap year là lựa chọn của rất nhiều học sinh xuất phát từ tâm thế vừa phấn khích vừa lo lắng trước ngưỡng cửa đại học. Bởi các em khó có thể biết chính xác những gì cần học trong thời đại này và bằng cấp nào là nền tảng cho sự nghiệp lâu dài. Công nghệ có thể loại bỏ nhiều việc làm và tự động hóa tiên tiến có khả năng quét sạch nhiều ngành công nghiệp. Trong khi đó để chi trả cho 1 tấm bằng cử nhân có thể tốn khoản ngân sách đến sáu con số.

Cũng vì thế, những người trẻ tuổi có thể chọn nghỉ 1 năm để tìm hiểu thêm về thế giới, khám phá và nhận thức rõ hơn về bản thân nhằm có những lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai. Thông thường, học sinh chọn Gap year để đi du lịch, tham gia hoạt động tình nguyện, học các khóa bồi dưỡng kỹ năng hoặc làm các công việc yêu thích… Gap year trong trường hợp này mang ý nghĩa tích cực, thậm chí được khuyến khích tại nhiều quốc gia trên thế giới.

4. Những bất lợi và rủi ro của Gap year

Không thể phủ nhận khía cạnh tích cực của Gap year, tuy nhiên với học sinh Việt Nam, Gap year còn liên quan đến nhiều khía cạnh của quá trình du học. Chưa hiểu hết về Gap year, không nắm được yêu cầu tuyển sinh của các trường, tiêu chí xét cấp visa lẫn việc chưa chuẩn bị tâm thế Gap year có thể dẫn đến những hệ lụy, rủi ro không mong muốn.

Với một số quốc gia châu Á như Singapore, Malaysia, Philippines… Gap year có thể không ảnh hưởng nhiều đến tiến trình du học, trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, với các quốc gia như Mỹ, Canada, Anh, Úc… vì du học liên quan đến xin thư mời, học bổng, trải qua quá trình xét duyệt visa nghiêm ngặt nên tùy theo tính chất, hoàn cảnh, độ dài Gap year mà sẽ có mức độ ản hưởng khác nhau.

Trường hợp Gap year có lý do phù hợp, chính đáng hay trong những trường hợp bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, ốm đau… mà có thể chứng minh được không làm ảnh hưởng đến năng lực học tập thường ít ảnh hưởng đến việc xin nhập học và visa. Nhưng với những trường hợp Gap year vì học sinh chán học, bỏ học giữa chừng để đi làm; hay Gap year do nhiều bạn không định hướng rõ ràng – học xong cấp 3 liền chọn “đại” 1 ngôi trường đại học nào đó nhưng giữa chừng lại chán nản, bỏ ngang không có lý do thích hợp và sau 1 thời gian nghỉ học không làm gì để bồi dưỡng kiến thức hay kỹ năng hữu ích gì cho bản thân thì sẽ có 1 sự đánh giá khác. Bởi trường và lãnh sự quán có thể nghi ngờ năng lực học tập và mục đích đi học của học sinh không nghiêm túc. Ngoài ảnh hưởng cơ hội visa, việc xin học bổng với học sinh Gap year có thể cũng khó khăn hơn, một số trường thậm chí từ chối cấp học bổng cho hồ sơ có Gap year mà không có lý do hợp lý.

Du học sinh chia sẻ hành trình bắt đầu sự nghiệp tại Đức

Top 10 trường đại học hàng đầu Canada

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp