Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát thì bên cạnh ngành Y, Dược được ưa chuộng bậc nhất. Bên cạnh đó thì nhu cầu cần chăm sóc các ca bệnh khắp nơi khiến ngành điều dưỡng cũng đang trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Hãy cùng Kênh tuyển sinh điểm qua những điều bạn nên biết về nghề điều dưỡng nhé.

1. Ngành điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng là một ngành thuộc hệ thống y tế nói chung. Nhiệm vụ của ngành điều dưỡng là hỗ trợ bảo vệ, nâng cao và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Điều dưỡng là một nghề nghiệp độc lập trong hệ thống y tế. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên môn tại bệnh viện hầu hết được thực hiện bởi điều dưỡng. Điều dưỡng là một công việc có chuyên môn, nghiệp vụ y tế. Các cá nhân làm nghề điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên.

2. Vai trò của điều dưỡng trong ngành Y tế

2.1. Vai trò của điều dưỡng

Điều dưỡng có 2 vai trò chính: tư vấn và chăm sóc

Về tư vấn thì bao gồm:

  • Tư vấn cho bệnh nhân trước, trong và sau khi thăm khám
  • Tư vấn bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua các dự án y tế.
  • Tư vấn cho người nhà bệnh nhân cách chăm sóc người bệnh

Về chăm sóc thì bao gồm:

  • Theo dõi sức khỏe bệnh nhân từ khi nhập viện đến khi bình phục và xuất viện
  • Chăm sóc sức khỏe bệnh nhân trước điều trị và trong giai đoạn phục hồi
  • Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình bệnh nhân thực hiện các bài tập phục hồi
  • Tùy thuộc vào chuyên môn, các điều dưỡng sẽ có nhiệm vụ đặc biệt khác nhau.
  • Một số lĩnh vực điều dưỡng như: Điều dưỡng hộ sinh, điều dưỡng chuyên khoa nặng,...

Những điều bạn nên biết về ngành điều dưỡng

Những điều bạn nên biết về ngành điều dưỡng

2.2. Điều dưỡng khác gì với y tá?

Về phạm vi hoạt động của điều dưỡng rộng hơn y tá. Họ sẽ chăm sóc bệnh nhân trong hầu hết các quá trình thăm khám tại bệnh viện. Còn y tá chỉ phụ trách chăm sóc bệnh nhân được phẫu thuật, theo dõi đặc biệt hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Về tính chất công việc thì điều dưỡng viên gần như chủ động hơn trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân. Họ chủ động tư vấn và đưa ra giải pháp dựa trên nghiệp vụ. Các y tá hầu hết có nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ. Họ sẽ thực hiện các hoạt động điều trị dựa trên kê đơn hoặc chỉ định.

Về chuyên môn thì nếu y tá có chuyên môn sâu về điều trị y tế thì các điều dưỡng viên mạnh về chăm sóc y tế. Bên cạnh các kiến thức y học, họ còn cần học và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc hỗ trợ. Quá trình chăm sóc đóng vai trò quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi sau quá trình chữa bệnh.

3. Cơ hội việc làm trong ngành điều dưỡng

Bệnh viện, các trung tâm, cơ sở y tế, các viện nghiên cứu,… là nơi làm việc của điều dưỡng viên. Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao cùng cuộc sống bận rộn, nhu cầu điều dưỡng viên hiện nay luôn ở mức cao.  Như tất cả chúng ta đều biết, không chỉ thị trường Việt Nam mà các quốc gia phát triển cũng rất “khát” điều dưỡng viên. Đặc biệt là những quốc gia đang trong tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản,…

4. Ngành điều dưỡng yêu cầu tố chất như thế nào?

Trước hết là khả năng lắng nghe. Bởi lắng nghe là điều cần thiết với một điều dưỡng. Họ cần thấu hiểu nhu cầu của bệnh nhân để có thể đưa ra giải pháp tốt nhất.

Tiếp theo là khả năng giao tiếp. Vì giao tiếp hiệu quả là cách các điều dưỡng viên khiến công việc của mình đơn giản hơn. Chỉ khi giao tiếp hiệu quả, người bệnh mới có thể phối hợp tốt nhất với điều dưỡng.

Bên cạnh đó là sự kiên nhẫn và cẩn thận. Điều dưỡng là công việc chăm sóc chuyên môn, điều dưỡng viên cần là người có sự kiên nhẫn và cẩn thận. Hai yếu tố này giúp họ làm việc một cách ôn hòa, duy trì được quá trình chắm sóc khó khăn. Đặc biệt là lĩnh vực điều dưỡng khuyết tật và điều dưỡng tâm thần.

Cuối cùng là sự cảm thông. Vì cảm thông là điều giúp các điều dưỡng viên nhìn nhận được ý nghĩa của công việc họ đang theo đuổi, sự cảm thông giúp duy trì được nhiệt huyết và sự tận tâm với từng bệnh nhân.

5. Nên học điều dưỡng ở đâu tại Việt Nam?

Việc học điều dưỡng tại Việt Nam hiện nay không còn quá mới mẻ. Trong các trường đào tạo về lĩnh vực y tế-xã hội hầu hết đều có ngành điều dưỡng. Một số trường đại học đào tạo điều dưỡng có thể kể đến:

  • Đại học Y Dược (Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Huế)
  • Đại học Thăng Long
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Nguyễn Tất Thành

> Những ngành nghề dự kiến phát triển mạnh sau COVID-19

Theo Jobs Go