Du học và được ở lại làm việc tại đất nước đó là hai chuyện khác nhau. Sau đây là những cú sốc mà hầu hết du học sinh khi trở về Việt Nam tìm việc làm đều gặp phải.

Những cú sốc khi du học sinh chọn về nước làm việc - Ảnh 1

Liệu trở về nước làm việc có phải là sự lựa chọn đúng đắn của các du học sinh?

1. Việc làm và Mức lương

Chi phí sống ở Việt Nam khá thấp so với chi phí tại những quốc gia lý tưởng cho việc du học, điều này đồng nghĩa với sự chênh lệch về mức lương ở mỗi quốc gia. Nếu bạn đã từng làm thêm khi đi du học, chắc hẳn bạn cũng biết được rằng mức lương trung bình cho nhân viên pha chế ở các quán Cafe tại Mỹ là gần 12 Đô la/ giờ, trong khi đó mức lương trung bình ở Việt Nam là 20.000/ giờ. Đây cũng chính là vấn đề mà rất nhiều du học sinh tại Việt Nam đang lo lắng, bởi ai cũng biết, du học là một khoản đầu tư khó và lớn, chi phí du học nước ngoài không hề rẻ, đối với nhiều gia đình nó còn là quá sức, vượt qua khỏi tầm kiểm soát và khả năng kinh tế khiến bố mẹ phải vay mượn cho khoản "đầu tư lớn" này. Chưa kể việc tiếp thu chương trình học và học cho tốt bằng ngôn ngữ thứ hai đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng. Chính những lý do này dẫn đến việc các du học sinh cảm thấy mức lương được chi trả khi về nước là chưa phù hợp. Đặc biệt là những du học sinh tại Châu Âu, bạn sẽ càng lo lắng và hoang mang hơn khi phải đưa ra quyết định sẽ trở về quê hương để phát triển sự nghiệp bởi nhìn chung, người lao động Châu Âu được trả lương theo giờ khá cao. Theo một thống kê vào năm 2017, mức lương trung bình của tất cả các quốc gia Châu Âu là 1916 EUR/ tháng. Trong đó, quốc gia trả lương cao nhất là Luxembourg với mức lương trung bình hàng năm là 63.062 $ ( tương đương với 5255 $ tháng). Theo sau là Thụy Sĩ với 62.283 $/ năm và Iceland với 61.787 $/ năm. Các quốc gia khác như Đan Mạch, Áo, Bỉ, Hà Lan cũng cho thấy mức lương cao trên 50.000 $/ năm.

Dù là vậy, tuy nhiên dù làm việc ở bất kỳ đâu, mức lương cũng sẽ được trả xứng đáng cho giá trị và năng lực của bạn, có thể mức lương khá thấp sao với mức lương ở một quốc gia khác nhưng nó phù hợp với chi phí sinh hoạt tại nơi bạn sống.

2. Môi trường và Văn hóa

Một trong những rào cản mà rất nhiều du học sinh gặp phải chính là rào cản văn hóa. Chắc hẳn ai trước khi du học cũng đều dành rất nhiều thời gian chỉ để tìm hiểu xem văn hóa và môi trường tại đất nước mà bạn sắp đến sẽ như thế nào, việc này sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ và hoang mang khi du học. Tất nhiên, khi bạn đã quen dần với nếp sống và văn hóa tại đất nước mới, trở về quê hương và làm quen lại với môi trường và văn hóa nơi đó cũng không dễ dàng, nhất là khi bạn đã rất lâu bạn chưa về thăm nhà.

Nếu bạn du học tại đất nước với thời tiết se lạnh, mát mẻ, vậy chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không quen với thời tiết nắng nóng tại Việt Nam. Hoặc ví dụ, bạn đã du học được nhiều năm tại Nhật Bản và đã rất quen với việc đúng giờ, nên có thể bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và không thể chấp nhận được với những trường hợp trễ giờ dù chỉ trễ vài phút, bởi ý thức tuân thủ nguyên tắc về thời gian ở Việt Nam dường như chưa được đề cao đúng mức nên việc trễ hẹn vài phút ở Việt Nam là chuyện thường tình.

Nữ sinh chia sẻ hành trình chinh phục học bổng 6,5 tỷ đồng từ Đại học top đầu tại Mỹ

Những mẹo giúp bạn tìm việc làm thêm dễ dàng hơn khi du học

Khánh Như - Kênh Tuyển Sinh