Đặt câu hỏi về lĩnh vực hoạt động của công ty
Nếu bạn đặt câu hỏi: Công ty của Anh/chị hoạt động trong lĩnh vực gì? Kinh doanh ngành nghề gì?...Khi bạn đặt ra câu hỏi này cũng có nghĩa bạn đã tự đặt dấu chấm hết cho cuộc phỏng vấn. Bởi thông thường trước khi phỏng vấn, bạn phải trang bị cho mình những kiến thức tối cần thiết như tên công ty, lĩnh vực hoạt động của công ty, vị trí bạn ứng tuyển, hình hình hoạt động… Thậm chí bạn còn phải tìm hiểu về những thế mạnh và điểm yếu của công ty nơi bạn ứng tuyển.
Tôi có thể được ưu tiên so với quy định của công ty?
Nội quy được các công ty xây dựng và áp dụng nhằm duy trì một môi trường làm việc ổn định và chuyên nghiệp, mang tính công nghiệp cao. Vì vậy, nếu bạn đã chấp nhận ứng tuyển vào công ty thì bạn phải sẵn sàng đáp ứng nội quy, quy chế do công ty đề ra. Nó thể hiện bạn là người có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi, cầu tiến. Vì thế, bạn đừng nên đưa ra những câu hỏi “thiếu tính xây dựng” để tránh mất điểm với nhà tuyển dụng khi ứng tuyển.
Liệu công việc này có thực sự thích hợp với tôi?
Nhà tuyển dụng thường hỏi bạn có cảm thấy thích hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không và cảm nhận của bạn về công việc này như thế nào? Đây không phải là câu hỏi mà bạn dành cho người tuyển dụng bạn. Khi bạn quyết định gửi thư xin, bạn phải là người tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin của công ty mình ứng tuyển như chế độ đãi ngộ, lương thưởng... Hãy tạo ấn tượng thật tốt với nhà tuyển dụng để cơ hội lọt vào vòng trong của bạn được mở rộng.
Tôi có được làm việc ở đây trong thời gian dài?
Bạn hãy đừng vội đưa ra các câu hỏi như thế trong buổi phỏng vấn. Nếu được nhận vào làm việc, bạn hãy tự trả lời các câu hỏi như vậy bằng cách chứng tỏ năng lực làm việc của mình để tạo sự hài lòng cho cấp trên. Và ngược lại, nếu kết quả làm việc của bạn không chứng minh được năng lực với cấp trên thì đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi mà bạn đã tự đặt ra trước đí. Vì vậy, bạn hãy cố gắng làm tốt công việc khi mình đã tham gia ứng tuyển.
Kết quả phỏng vấn của tôi thế nào?
Khi nhận được lịch phỏng vấn bạn rất mừng và bạn càng mong biết được kết quả khi phỏng vấn kết thúc. Tuy nhiên, đừng nên đường đột yêu cầu nhà tuyển dụng phải trả lời bạn về điều này khi bạn chưa rời khỏi phòng phỏng vấn. Bởi vì, để đưa ra quyết định tuyển ứng viên nào, nhà tuyển dụng cần có những đánh giá tổng quát, cân nhắc tỉ mỉ kể cả những chi tiết nhỏ để không bỏ lỡ ứng viên tiềm năng và không chọn lầm người. Vì vậy, bạn đừng hỏi họ câu này nếu bạn không muốn bị đánh giá là người nôn nóng và thiếu chuyên nghiệp.
Tôi có được nghỉ vào buổi trưa và Tôi có phải làm ngoài giờ?
Công ty đã xây dựng nội quy, và công ty luôn thực thiện theo luật lao động. Dù bạn chư rõ công ty hoạt động như thế nào nhưng giờ giấc nghỉ ngơi của công nhân viên thì sẽ không thay đổi dù là công ty nào vì họ biết cần có thời gian nghỉ ngơi thì mới có thể bắt đầu công việc tốt hơn. Vì thế bạn đừng chứng tỏ mình là người thích vui chơi thay vì thích làm việc.
Ngoài ra, bạn có thể phải làm ngoài giờ do công việc phát sinh ngoài ý muốn, do các kế hoạch đang chạy nước rút, do kế hoạch đang thực hiện cần triển khai... thì bạn cũng nên thoải mái với những chuyện này. Làm ngoài giờ để bạn hoàn thành được công việc, nhiệm vụ được giao, chứng tỏ được bản thân bạn là người có trách nhiệm với công việc và thực sự có tinh thần cầu tiến.
Theo hieuhoc.com