Bạn muốn trở thành một quản lý không? Bạn muốn trở thành một lãnh đạo không? Vậy để trở thành một quản lý tài ba và thành công thì cần phải làm những gì? Trước hết thì ngay từ lúc này, bạn cần tích lũy kinh nghiệm trong công việc đấy!

1. Chỉ huy một dự án

Để trở thành một nhà quản lý dự án hiệu quả thì bạn cần có những kỹ năng cần thiết như lên kế hoạch, tổ chức, đặt mục tiêu, quản lý tài chính, đội ngũ lãnh đạo và sắp xếp thứ tự ưu tiên. Nếu bạn chưa từng quản lý dự án nào trước đây thì hãy bắt đầu làm tình nguyên viên cho các nhóm dự án trước nhé. Nó không nhất thiết phải là một dự án lớn đâu. Có thể khởi đầu từ việc nhỏ nhất. Hãy xem những gì một người giỏi quản lý dự án hoặc quản lý không hiệu quả để lựa chọn ra cách làm của riêng mình. Và sau đó, khi bạn đã lập ra hình tượng là một thành viên đáng tin cậy trong nhóm thì có thể thăng tiến và tình nguyện chỉ huy một dự án.

Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học về quản lý dự án, đọc sách về chủ đề này và phỏng vấn các nhà quản lý dự án đã thành công. Thậm chí, nếu bạn có kế hoạch tạo dựng sự nghiệp từ việc quản lý dự án thì bạn có thể nhận được giấy chứng nhận là người quản lý dự án tài ba đấy. 

2. Đào tạo, giảng dạy, huấn luyện và cố vấn

Phát triển đội ngũ là một phần quan trọng trong việc trở thành nhà quản lý xuất chúng. Để làm được điều này, nhà quản lý cần biết cách tiếp cận và đào tạo nhân viên mới, huấn luyện nhân viên có kinh nghiệm và cuối cùng là cố vấn cho các cộng sự trong công việc.

Dĩ nhiên thì bạn cần phải hoàn thành tốt công việc đang làm hoặc bất kỳ công việc nào bạn đang dạy để được xem xét cho một cơ hội đào tạo đội ngũ nhân viên mới. Ngoài việc tỏ ra xuất sắc trong lĩnh vực nào đó thì điều quan trọng là bạn phải học và thực hành các kỹ năng đào tạo, huấn huyện và cố vấn. Thực hành là cách tốt nhất để học việc. Hãy tình nguyện phát triển chương trình đào tạo; tình nguyện cố vấn cho trẻ kém may mắn hoặc huấn luyện một đội thể thao. Học cách đặt những câu hỏi hay chính là một trong những nghệ thuật huấn luyện mà bạn nên học đấy.

Những cách giúp bạn tích lũy kinh nghiệm làm quản lý

Những cách giúp bạn tích lũy kinh nghiệm làm quản lý

3. Trau dồi kỹ năng phỏng vấn

Nhiều tổ chức dùng các ban nhân sự, đội tuyển dụng hoặc nhiều người tham gia trong buổi phỏng vấn ứng viên. Một lần nữa, hãy làm tình nguyện cho những cơ hội này. Đừng chỉ "bảo vệ nó" cho đến khi bạn phỏng vấn một ứng viên nào. Xây dựng một danh sách các câu hỏi phỏng vấn, tích cực luyện tập lắng nghe và luyện đặt câu hỏi để thăm dò và đồng thời hãy tìm hiểu cách thiết lập mối quan hệ nhanh chóng. Một trong những kỹ năng quản lý cần thiết là bạn phải sàng lọc, phỏng vấn và lựa chọn được những nhân viên xuất sắc và không ngừng trau dồi kỹ năng thực tiễn ấy. 

4. Hãy học cách quản lý xung đột và nghệ thuật đàm phán và đưa ra phản hồi nhanh chóng

Một trong những thách thức lớn nhất trong việc quản lý là phải đối phó với những "vấn đề về nhân sự". Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những thách thức về nhân sự - với đồng nghiệp, với gia đình và với bạn bè mình. Cuộc sống tựa như "mục tiêu giàu có" sẽ trao cho bạn cơ hội để giải quyết xung đột thôi. Hãy học cách xử lý điều đó một cách tích cực và mang tính xây dựng nhé.

Tôi đề nghị bạn nên tìm đọc cuốn cách "Nghệ thuật đàm phán" và tìm kiếm cơ hội để thực hành và gặt hái thành công dành cho riêng mình.

Bằng vào thời điểm bạn xử lý xung đột, phản hồi khó khăn và giải quyết các vấn đề nhạt cảm sẽ là minh chứng cho việc bạn có sẵn sàng và có khả năng xử lý về khía cạnh "nhân sự" của một vị trí quản lý". Và hãy tin tôi, dù là những nhà quản lý giàu kinh nghiệm thì cũng có thể sẽ không hoặc không thể giải quyết vấn đề nhân sự và việc bạn xử lý tốt vấn đề đó, bạn sẽ trở nên khác biệt và trở thành một nhà quản lý xuất chúng đấy.

5. Xây dựng và quản lý tài chính

Nếu một trong những các tình nguyện viên trong đội tôi tình nguyện xây dựng và quản lý ngân sách thì tôi cực kỳ yêu thích bạn đó. Nếu bạn thành thạo Excel, bạn có thể học cách tạo và quản lý tài chính rất nhanh. Bạn có thể bắt đầu quản lý tài chính từ chính chi tiêu trong gia đình bạn đấy.

Bạn có thể làm rất nhiều việc khi bạn học về chuyên ngành tài chính, ngân quỹ và kế toán đấy. Tham gia một khóa học, học cách phân tích lợi ích chi phí và ROI thì đồng thời cũng nên học chuyên ngành kế toán để trở thành một quản lý xuất sắc.

Ngoài những điều tôi đã trình bày phía trên thì bạn cũng có thể học thêm rất nhiều kỹ năng khác như thuyết trình, giao tiếp, thích ứng sự thay đổi và tư duy chiến lược. Điều quan trọng là có thể nói về những gì bạn đã làm chứ không phải những gì bạn có thể làm. Hy vọng rằng những gì được nhắc đến ở đây có thể giúp bạn trở thành một nhà quản lý tốt và chúc bạn thành công với lần đầu thử sức trong vị trí quản lý nhé!

> Bí quyết nào giúp người trẻ sớm đạt thành tựu trong sự nghiệp?

> Phát triển sự nghiệp tuổi 30 và những kỹ năng cần có

Theo The Balance Careers