Dịch vụ “ăn theo” thi cử thi nhau “chặt chém”
Kỳ thi tuyển sinh đại học-cao đẳng (ĐH-CĐ) 2013 sắp bắt đầu cũng là lúc đủ thứ dịch vụ rục rịch ăn theo. Dù đã được chấn chỉnh mỗi năm, song do nhu cầu của thí sinh và người nhà quá lớn đã dẫn đến tình trạng “chặt chém” bắt chẹt diễn ra… như cơm bữa.
“Chặt chém” của “cò” và chủ trọ
150.000 đồng/người/ngày - đó là mức giá trọ áp dụng cho thí sinh và người nhà lên thủ đô, khi kỳ thi tuyển sinh đã cận kề. Giá là vậy, tuy nhiên, để tìm được một phòng trọ tạm ưng ý và qua kỳ thi không phải là dễ đối với hầu hết các sĩ tử chân ướt chân ráo lên thủ đô, chưa kể, sĩ tử còn phải chịu đủ thứ quy định tréo ngoe... Nhiều sĩ tử đã khăn gói lên thủ đô từ đầu tháng 6.
Tuy nhiên, việc xoay xở phòng trọ thời điểm này thực sự là vấn đề khó. Nguyên nhân là do sinh viên vẫn chưa nghỉ nên chưa có nhiều phòng trọ.
“Phòng thì cũng có, nhưng giá sẽ rất đắt vì thường là phòng đặc biệt, chứ không phải nhà trọ giống sinh viên” - một chủ trọ có tiếng trong ngõ đường 328 Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân cho biết.
Nguyễn Văn Nam (quê Ninh Bình. đăng ký dự thi khối A, tại điểm trường ĐH Khoa học Tự nhiên) cho hay, do không có người thân, nên cậu phải khá vất vả khi một mình từ Ninh Bình lên thủ đô tìm phòng trọ và nơi luyện thi, chờ “vượt vũ môn”.
“Trời hôm đó rất nắng, em đi ròng buổi sáng nhưng vẫn chưa tìm được nhà trọ phù hợp, gần trưa thì hỏi dò được một nhà nằm trong ngõ 328 Nguyễn Trãi, nhưng vừa gõ cửa xin trọ thì bị chủ nhà mắng té tát” - Nam kể lại sự vất vả khi tìm nhà trọ.
Nhiều sĩ tử đến điểm thi sớm hơn, với hy vọng sẽ tìm được căn phòng trọ gần với nơi thi cho tiện việc đi lại.
Nắm bắt tâm lý đó, nhiều chủ trọ gần các điểm trường đã “bày binh bố trận”, chỉ chờ khách đến là “bủa lưới”.
Cuối tháng 6, tận dụng những gian trọ sinh viên nghỉ hè về quê, nhiều chủ trọ ra giá “cắt cổ” với thí sinh lên Hà Nội trước để ôn luyện. Tuy nhiên, theo phản ánh của người trọ, thì giá phí trả cao ngất, song chất lượng, vệ sinh nơi ở lại không tương xứng, thậm chí, nhiều chủ trọ còn lừa ép 3-4 người trọ cùng vào một căn phòng rộng chưa đầy chục mét vuông. Song do “lạ nước lạ cái” nên nhiều khách trọ đành ngậm ngùi nín nhịn. “Cũng chỉ có 2 ngày thi nên chúng em cũng đành cố, bởi nếu bỏ thì mất tiền nên đành miễn cưỡng chấp nhận”- Nam cho biết.
Qua tìm hiểu của PV, ngoài việc treo biển quảng cáo, các chủ nhà trọ gần điểm thi còn có sự trợ giúp của cánh xe ôm túc trực thường xuyên tại các cổng trường học. Với mỗi lần được “cò” đưa đi, khách trọ phải trả số tiền từ 50.000 - 100.000 đồng, tùy thuộc vào độ dài quãng đường.
Thực tế qua các năm, đã có không ít chuyện dở khóc dở cười xảy ra với sĩ tử về chuyện tìm nhà trọ. Do không thỏa thuận nên nhiều người mặc nhiên để “cò” dẫn đi qua vài nhà, dù không ưng ý, nhưng sĩ tử phải trả số tiền phí tương ứng với số nhà trọ được “cò” đưa đến. Có người bức xúc, nhưng cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt vì không muốn rắc rối…
Tuy nhiên, việc xoay xở phòng trọ thời điểm này thực sự là vấn đề khó. Nguyên nhân là do sinh viên vẫn chưa nghỉ nên chưa có nhiều phòng trọ.
“Phòng thì cũng có, nhưng giá sẽ rất đắt vì thường là phòng đặc biệt, chứ không phải nhà trọ giống sinh viên” - một chủ trọ có tiếng trong ngõ đường 328 Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân cho biết.
Nguyễn Văn Nam (quê Ninh Bình. đăng ký dự thi khối A, tại điểm trường ĐH Khoa học Tự nhiên) cho hay, do không có người thân, nên cậu phải khá vất vả khi một mình từ Ninh Bình lên thủ đô tìm phòng trọ và nơi luyện thi, chờ “vượt vũ môn”.
“Trời hôm đó rất nắng, em đi ròng buổi sáng nhưng vẫn chưa tìm được nhà trọ phù hợp, gần trưa thì hỏi dò được một nhà nằm trong ngõ 328 Nguyễn Trãi, nhưng vừa gõ cửa xin trọ thì bị chủ nhà mắng té tát” - Nam kể lại sự vất vả khi tìm nhà trọ.
Nhiều sĩ tử đến điểm thi sớm hơn, với hy vọng sẽ tìm được căn phòng trọ gần với nơi thi cho tiện việc đi lại.
Nắm bắt tâm lý đó, nhiều chủ trọ gần các điểm trường đã “bày binh bố trận”, chỉ chờ khách đến là “bủa lưới”.
Cuối tháng 6, tận dụng những gian trọ sinh viên nghỉ hè về quê, nhiều chủ trọ ra giá “cắt cổ” với thí sinh lên Hà Nội trước để ôn luyện. Tuy nhiên, theo phản ánh của người trọ, thì giá phí trả cao ngất, song chất lượng, vệ sinh nơi ở lại không tương xứng, thậm chí, nhiều chủ trọ còn lừa ép 3-4 người trọ cùng vào một căn phòng rộng chưa đầy chục mét vuông. Song do “lạ nước lạ cái” nên nhiều khách trọ đành ngậm ngùi nín nhịn. “Cũng chỉ có 2 ngày thi nên chúng em cũng đành cố, bởi nếu bỏ thì mất tiền nên đành miễn cưỡng chấp nhận”- Nam cho biết.
Qua tìm hiểu của PV, ngoài việc treo biển quảng cáo, các chủ nhà trọ gần điểm thi còn có sự trợ giúp của cánh xe ôm túc trực thường xuyên tại các cổng trường học. Với mỗi lần được “cò” đưa đi, khách trọ phải trả số tiền từ 50.000 - 100.000 đồng, tùy thuộc vào độ dài quãng đường.
Thực tế qua các năm, đã có không ít chuyện dở khóc dở cười xảy ra với sĩ tử về chuyện tìm nhà trọ. Do không thỏa thuận nên nhiều người mặc nhiên để “cò” dẫn đi qua vài nhà, dù không ưng ý, nhưng sĩ tử phải trả số tiền phí tương ứng với số nhà trọ được “cò” đưa đến. Có người bức xúc, nhưng cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt vì không muốn rắc rối…
Cơm bụi, quán “cóc” cũng... vào hùa
Tại các địa điểm như Trường ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội…, các quán “cóc” với đủ loại đồ uống, thức ăn mọc lên san sát, người ngồi chật kín.
Dù chưa phải thời kỳ cao điểm của mùa thi, song nhiều hàng quán đã rục rịch bày bán rải rác từ vài ngày gần đây.
Tại cổng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngoài các hàng quán xuất hiện từ trước đó, nhiều hàng quán mới cũng thi nhau mọc lên. Từ nước giải khát, dịch vụ sửa xe cho đến các hàng ăn. Qua tìm hiểu của PV, một cốc trà đá ngày thường có giá khoảng 2.000 đồng, tuy nhiên, vào những ngày này, giá bán mỗi cốc trà được các chủ hàng tự điều chỉnh tăng gấp đôi, thậm chí là cao hơn.
Đồ nghề của các chủ hàng này khá đơn giản, thường là ít cốc, ghế nhựa và bình đá, bởi vậy khi thấy bóng dáng của lực lượng trật tự, quán nước mau chóng giải tán và lẩn vào ngõ sâu.
Thực trạng trên cũng diễn ra tương tự tại các khu vực cổng trường ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Sư phạm Hà Nội 1… những điểm tập trung đông thí sinh ở trọ.
Tại các quán ăn bình dân, nhiều chủ hàng đã “sẵn sàng” tiếp đón sĩ tử. Viện lý do này nọ, các quán cơm ở khu vực gần điểm thi trên phố Nguyễn Tuân, phố Nguyễn Quý Đức, đường Giải Phóng đã rục rịch tăng giá.
Dù chưa phải thời kỳ cao điểm của mùa thi, song nhiều hàng quán đã rục rịch bày bán rải rác từ vài ngày gần đây.
Tại cổng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngoài các hàng quán xuất hiện từ trước đó, nhiều hàng quán mới cũng thi nhau mọc lên. Từ nước giải khát, dịch vụ sửa xe cho đến các hàng ăn. Qua tìm hiểu của PV, một cốc trà đá ngày thường có giá khoảng 2.000 đồng, tuy nhiên, vào những ngày này, giá bán mỗi cốc trà được các chủ hàng tự điều chỉnh tăng gấp đôi, thậm chí là cao hơn.
Đồ nghề của các chủ hàng này khá đơn giản, thường là ít cốc, ghế nhựa và bình đá, bởi vậy khi thấy bóng dáng của lực lượng trật tự, quán nước mau chóng giải tán và lẩn vào ngõ sâu.
Thực trạng trên cũng diễn ra tương tự tại các khu vực cổng trường ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Sư phạm Hà Nội 1… những điểm tập trung đông thí sinh ở trọ.
Tại các quán ăn bình dân, nhiều chủ hàng đã “sẵn sàng” tiếp đón sĩ tử. Viện lý do này nọ, các quán cơm ở khu vực gần điểm thi trên phố Nguyễn Tuân, phố Nguyễn Quý Đức, đường Giải Phóng đã rục rịch tăng giá.
Nguyễn Văn Lợi (đến từ Nghệ An, dự thi trường ĐH Hà Nội) cho biết: “Em lên luyện thi cũng được một tuần nay và chủ yếu ăn cơm tại quán trên phố Nguyễn Quý Đức, cửa hàng đã 2 lần tăng giá nhưng ăn cũng không được no”. Thậm chí, nhiều cửa hàng vốn kinh doanh thời trang, văn phòng phẩm, nhưng nay cũng chuyển sang kinh doanh hàng ăn hoặc giải khát để phục vụ cho mùa thi đã cận kề.
Chị Hải Anh (trú tại ngõ 336/1, cổng sau Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã chuyển sang kinh doanh hàng ăn từ một tháng nay. Hiện tại, mặt tiền nhà chị vừa là nơi tư vấn tuyển sinh kiêm bán nước giải khát.
“Mình cũng muốn tận dụng, vừa phục vụ các em và cũng tranh thủ tăng thêm thu nhập trong ít ngày này” - chị Anh cho hay.
Chị Hải Anh (trú tại ngõ 336/1, cổng sau Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã chuyển sang kinh doanh hàng ăn từ một tháng nay. Hiện tại, mặt tiền nhà chị vừa là nơi tư vấn tuyển sinh kiêm bán nước giải khát.
“Mình cũng muốn tận dụng, vừa phục vụ các em và cũng tranh thủ tăng thêm thu nhập trong ít ngày này” - chị Anh cho hay.
Còn ít ngày nữa kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 mới diễn ra, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình trạng “chặt chém” sĩ tử lên phố dự thi đã bắt đầu.
Theo Báo Lao Động - Xem tin gốc