Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOC - ĐIỂM CHUẨN

Tin liên quan:

>> Đào tạo liên thông vi phạm nghiêm trọng

>> Liên thông sai phạm

>> Loạn liên thông và liên kết đào tạo

Nhập nhằng liên kết đào tạo

Việc các trường tìm khe hở để lách quy định khiến ngày càng khó phát hiện các vi phạm trong liên kết đào tạo.


Trên trang thông tin điện tử Trường trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô (Hà Nội), ngày 12.6 có thông báo tuyển sinh chương trình liên thông từ trung cấp lên ĐH do Trường ĐH Trà Vinh cấp bằng, và cũng không cho biết là bằng chính quy hay vừa làm vừa học. Liên lạc với bộ phận tuyển sinh trường này, chúng tôi được biết trường sẽ tổ chức thi vào tháng 8 tới.

Nếu trúng tuyển, sinh viên sẽ học trong khoảng 2 năm rưỡi vào các buổi tối tại Trường Đông Đô. Điều này không phạm quy định nếu bằng tốt nghiệp thuộc hệ vừa làm vừa học. Thế nhưng, chính nhân viên của Trường Đông Đô khẳng định với chúng tôi rằng: “Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được nhận bằng ĐH chính quy do Trường ĐH Trà Vinh cấp”

loạn liên kết đào tạo, đào tạo sai phép, liên thông, liên kết đại học, chương trình liên kết, loạn liên thông, chương trình liên thông, đào tạo liên thông, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh

Chương trình chưa hợp pháp nhưng các trường nói trên vẫn đăng thông tin tuyển sinh liên kết công khai trên nhiều website

 

Chiều cùng ngày, chúng tôi đã liên lạc với bà Nguyễn Thị Huệ - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Trà Vinh, nhưng bà từ chối cung cấp thông tin về vấn đề này.

Trên một số website và tờ quảng cáo, Trường trung cấp nghề Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng tuyển sinh đào tạo bậc CĐ nghề ngay tại trường này nhưng không ghi rõ trường nào cấp bằng. Khi người viết điện thoại tới phòng tuyển sinh của trường hỏi, một nhân viên cho biết học sinh sẽ nhận được bằng CĐ nghề do Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM cấp. Nhưng khi chúng tôi đến phòng đào tạo của trường, một nhân viên khác lại trả lời Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM sẽ cấp bằng. Ngay cả Trưởng phòng Đào tạo - ông Nguyễn Khánh Lộc, cũng úp mở và lấp lửng về những thông tin này. Ông Lộc nói: “Sẽ có trường cấp bằng, trường này là cơ sở 2 của trường đó, vô học, nộp hồ sơ sẽ biết đó là trường nào. Hiện có 2, 3 trường đang đặt cơ sở tại đây. Chúng tôi đang làm hồ sơ để liên kết với ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM. Chúng tôi là trường công lập nên đâu có dám tuyển sinh sai!”.

Trong khi đó đại diện ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, ông Nguyễn Quốc Anh - Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - truyền thông khẳng định: “Trường chúng tôi không hề liên kết với Trường trung cấp nghề Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng, cũng chưa từng có buổi gặp gỡ thảo luận nào về việc hợp tác liên kết”.

Còn bà Nguyễn Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM cho biết: “Thời gian trước trường có liên kết để đào tạo một số lớp CĐ tại Trường trung cấp nghề Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng, nhưng hiện tại chưa có quyết định tuyển sinh lớp mới”.

Chưa có trường hợp tác vẫn tuyển sinh

Trường trung cấp Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn hiện đang quảng cáo tuyển sinh đào tạo liên thông từ trung cấp, CĐ lên ĐH học tại cơ sở của trường. Trong thông tin quảng cáo không ghi rõ là hệ chính quy hay vừa làm vừa học mà chỉ nói là “phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Vinh” để tuyển sinh.

Khi chúng tôi đến hỏi thông tin tại phòng ghi danh của trường, một nhân viên cho biết, hiện đã có 2 lớp liên thông giáo dục tiểu học và công nghệ thông tin. Các ngành khác học viên cứ nộp hồ sơ đợi khi nào đủ số lượng trường sẽ gọi. Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Đình Minh - Phó hiệu trưởng nhà trường giải thích: “Thực ra trường mới chỉ dự kiến sẽ liên kết đào tạo thôi chứ chưa thực hiện. Bởi theo quy định của Bộ thì chỉ được liên kết để đào tạo hệ vừa làm vừa học tại cơ sở liên kết chứ không được đào tạo hệ chính quy, và phải có văn bản xin phép Bộ. Chúng tôi đã làm việc với nhiều trường nhưng chưa chọn được trường nào”.

Khi được hỏi: “Chưa có giấy phép liên kết vậy tại sao trên một số website trường vẫn tuyển sinh và phòng ghi danh vẫn tiếp nhận hồ sơ? Ông Minh cho rằng: “Chúng tôi quảng cáo tuyển sinh là để thăm dò dư luận xem nguồn như thế nào. Các trường ĐH muốn chúng tôi phải thăm dò trước, nếu cảm thấy số lượng đông thì mới quyết định hợp tác. Phòng ghi danh chắc có sự nhầm lẫn, lẽ ra chỉ nhận số điện thoại của học sinh chứ không nhận hồ sơ gì cả. Sau khi số lượng đông chúng tôi còn phải xin ý kiến của Bộ và Sở, được cho phép mới chính thức thực hiện”.

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới


(Theo: Thanhnien)