>> Điểm thi tốt nghiệp 2015 >> Điểm thi đại học 2015


15 điểm là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số dành cho thí sinh khu vực 3 và nhóm không ưu tiên. Sau khi có ngưỡng xét tuyển này, các trường đại học, cao đẳng sẽ nhận hồ sơ của thí sinh. Căn cứ vào chỉ tiêu, lượng thí sinh đăng ký và ngưỡng xét tuyển, các trường sẽ ra được mức điểm chuẩn.

Bắt đầu họp từ 14h ngày 28/7, Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào gồm đại diện các trường đại học, cao đẳng công lập, ngoài công lập ở các vùng miền, đại diện Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đã thống nhất đưa ra phương án điểm sàn - mức điểm thấp nhất thí sinh cần đạt được để đủ điểu kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Ngưỡng xét tuyển vào đại học, cao đẳng được xác định dựa trên phổ điểm của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, đặc điểm vùng miền, đảm bảo hệ số dôi dư để các trường có thể tuyển đủ thí sinh.

Năm nay có gần 200 trường đại học, cao đẳng có đề án tự chủ tuyển sinh, xét tuyển một phần chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và phần còn lại xét tuyển bằng kết quả học tập phổ thông.

Ngưỡng điểm xét tuyển vào ĐH là 15 điểm

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Giang Huy.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục, năm 2015 số thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng thi đủ ba môn của khối A truyền thống là 320.000, số thí sinh dự thi đủ ba môn khối B là 187.000, khối C có 111.000 và số thí sinh thi đủ ba môn khối D là 543.000. Khối A có 110.000 em đạt từ 20 điểm trở lên, 243.000 em đạt từ 15 điểm trở lên. Khối B có 45.000 thí sinh đạt từ 20 điểm trở lên, 121.000 em đạt từ 15 điểm trở lên.

Các khối thi truyền thống như A, B, C và các tổ hợp môn thi có ít nhất từ hai môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh) trở lên thì mức điểm trung bình thí sinh đạt được nằm trong khoảng 16-18. Các tổ hợp gồm môn Toán kết hợp với các môn xã hội hoặc môn Ngoại ngữ thì điểm thi trung bình ở mức 13-15.

Năm 2014, ngưỡng điểm tối thiểu để các trường tuyển thí sinh vào học là: Khối A, A1, C, D 13 điểm, khối B 14 điểm. Điểm sàn của bậc cao đẳng thấp hơn điểm sàn bậc đại học 3 điểm, tương ứng theo từng khối.

Ngoài ra, năm 2014 Bộ Giáo dục cũng quy định thêm các ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào cao hơn điểm sàn nhằm cụ thể hóa hơn trong việc phân tầng các trường đại học, cao đẳng. Cụ thể các mức điểm đảm bảo chất lượng của bậc đại học như sau:

Khối A

Khối A1

Khối B

Khối C

Khối D

Mức 1

13

13

14

13

13

Mức 2

14

14

15

14

14

Mức 3

17

17

18

17

17

Những điểm mới trong việc xét điểm sàn

Việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ năm nay cũng có nhiều điểm mới so với trước đây. Căn cứ để xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm nay không phải dựa vào tất cả thí sinh dự thi THPT quốc gia, mà chỉ dựa trên dữ liệu điểm thi từ số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ bằng kết quả kỳ thi này. Thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT sẽ không được đưa vào thống kê.
Ngoài ra, năm nay ngoài năm khối thi truyền thống A, A1, B, C, D còn có nhiều tổ hợp xét tuyển mới. Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã tiến hành thống kê điểm thi theo các khối thi truyền thống, cũng như các tổ hợp xét tuyển mới do các trường đề xuất. Có khoảng 15 tổ hợp xét tuyển phổ biến nhất được nhiều trường áp dụng trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Hội đồng sẽ phân tích các yếu tố khác nhau để đưa ra nguyên tắc chung, trên cơ sở đó xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho các tổ hợp xét tuyển.
Điểm sàn kỳ này được cho là phù hợp cho đề thi "2 trong 1" vừa để đánh giá tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Với điểm sàn này, số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng đại học, cao đẳng sẽ giảm đi khá nhiều do không đạt đủ tiêu chuẩn điểm sàn.
Với điểm sàn và số lượng thí sinh không đủ điểm sàn, thí sinh đạt điểm sàn có thể tham khảo chọn trường chính xác hơn ngay từ đợt đăng ký nguyện vọng 1.

Một số điều lưu ý khi thí sinh đăng kí phiếu xét tuyển NV1,2,3,4

Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi “Hai trong một”. Một hình thức thi mới sẽ dẫn đến nhiều thí sinh bỡ ngỡ trong việc đăng kí xét tuyển các NV.

Năm 2015, để nộp hồ sơ thì buộc thí sinh phải hiểu rõ việc xét tuyển nguyện vọng vào các trường Đại học, Cao đẳng.  Nếu không rất có thể sẽ xảy ra 2 hậu quả:

Hậu quả 1: Thí sinh không đỗ vào bất cứ một trường Đại học, Cao đẳng nào. Có thể do thiếu kịp thời dẫn đến có thể gặp trục trặc về mặt thời gian nộp hồ sơ, gặp trục trặc về thời gian rút hồ sơ,…

Hậu quả 2: Thí sinh không được học trường hoặc ngành ưa thích. Có thể do nộp không kịp thời hoặc hiểu sai lệch về nguyện vọng.

Chính vì vậy, thí sinh cần nắm rõ, nắm chắc và nắm đúng quy trình nộp hồ sơ xét tuyển từng nguyện vọng như sau:

Năm 2015, sau khi có kết quả thi, mỗi thí sinh sẽ được nhận đồng thời 4 giấy chứng nhận kết quả chia thành 2 nhóm: Một giấy xét NV1 + 3 giấy ứng với các nguyện vọng bổ sung (NV2, NV3, NV4).

Với mỗi nguyện vọng học sinh có thể xét tuyển tối đa 4 ngành của cùng một trường hoặc xét 4 khối của cùng một ngành (nếu ngành đó xét tuyển nhiều khối và nếu thí sinh thi đủ tổ hợp tất cả các môn mà trường đó yêu cầu).

Tuy nhiên trong từng đợt xét tuyển đó mà thí sinh đăng kí 4 ngành hoặc 4 khối của một ngành thì đều phải ghi thứ tự ưu tiên. Ưu tiên 1 là ngành nào, ưu tiên 2 là ngành nào, ưu tiên 3 là ngành nào và ưu tiên 4 là ngành nào.

Ví dụ: Thí sinh A thi vào ngành Sư phạm Vật lý thì thí sinh A có thể được đăng kí trong trường ĐH Sư phạm Hà Nội như sau:

Nếu khoa Vật lý tổ chức xét tuyển gồm có tổ hợp các môn: Toán - Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh; Văn – Lý – Toán; … thì thí sinh A được phép đăng kí cùng ngành Vật lý đó và có thể có thứ tự ưu tiên là:

Ưu tiên 1: Toán – Lý – Hóa

Ưu tiên 2: Lý – Hóa- Anh

Ưu tiên 3: Toán – Văn –Lý

Ưu tiên 4: Toán – Lý – Anh

Hoặc thí sinh A có thể đăng kí cùng lúc 4 ngành của cùng một trường. Ví dụ trong trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thí sinh A có thể đăng kí:

Khối A: Đăng kí khoa Lý.

Khối B: Đăng kí khoa Sinh.

Khối C: Đăng kí khoa Địa.

Khối D1: Đăng kí khoa Tiếng Anh.

Nhưng để được tham gia xét tuyển nhiều trường, nhiều khối thì buộc thí sinh phải đáp ứng tất cả các môn trong các khối đó.

Trong mỗi đợt xét tuyển Bộ GD&ĐT có quy định số ngày: nộp hồ sơ, đăng kí hồ sơ nên các thí sinh cần nắm rõ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Do năm nay Bộ GD&ĐT yêu cầu cứ sau 3 ngày, các trường Đại học, Cao đẳng phải công bố số lượng thi sinh đăng kí xét tuyển the thứ tự từ điểm cao tới thấp. Và thí sinh căn cứ vào chỉ tiêu xét tuyển của trường đó để ước chừng mình có thể đỗ hay không?

Trong thời gian xét tuyển, nếu thấy khả năng trúng tuyển thấp, các em có quyền rút hồ sơ để đăng kí xét tuyển vào trường khác phù hợp hơn.

Điều này buộc thí sinh phải liên tục cập nhật trên website của các trường mà mình đăng kí để cập nhật thông tin kịp thời nhất để xoay chuyển phương án kịp thời hiệu quả.

Lưu ý đối với xét tuyển nguyện vọng 1:

- Khi  đăng kí xét tuyển NV1, thí sinh được dùng bản chính giấy chứng nhận kết quả thi dành cho xét tuyển NV1 để đăng ký.

- Nếu thí sinh trúng tuyển NV1 thì các nguyện vọng còn lại sẽ không còn giá trị.

- Khi đăng kí xét tuyển, thí sinh trúng tuyển vị trí ưu tiên 1 thì không được xét các ưu tiên còn lại.

Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển, thí sinh được phép thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ sơ để nộp vào các trường khác.

Tuy nhiên, việc rút và chuyển nguyện vọng thí sinh cần phải cân nhắc về mặt thời gian. Hạn chế tối đa tình huống rút hồ sơ giữa chừng.

Đối với việc xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NV2, NV3, NV4):

- Nếu thi sinh trượt NV1 thì mới có cơ hội xét tuyển.

- Thí sinh dùng 3 bản chính giấy chứng nhận kết quả sử dụng đồng thời cho các đợt  xét tuyển các nguyện vọng bổ sung. Có nghĩa là với 3 giấy nguyện vọng bổ sung, thí sinh có thể nộp đồng thời 3 trường.

Ví dụ: Trong đợt xét tuyển lần 2: thí sinh có thể nộp 3 trường: ĐH Ngoại thương, ĐH Sư phạm HN, ĐH Bách khoa HN.

Và với mỗi nguyện vọng của một trường, thí sinh cũng có thể đăng kí tối đa 4 ngành hoặc 4 khối trong cùng một ngành giống như NV1. Có nghĩa là trong đợt xét tuyển lần 2 này, thí sinh có thể đăng kí tối đa 12 ngành của 3 trường.

- Kết thúc mỗi đợt xét tuyển nguyện vọng  bổ sung nếu không trúng tuyển, thí sinh được phép rút hồ sơ đăng kí dự thi để đăng kí vào trường khác ở đợt tiếp theo.

- Nếu đợt 2, thí sinh không đỗ ở đợt đăng kí xét tuyển thì rút hồ sơ để đăng kí vào các trường khác ở đợt 3, 4.

Riêng đối với các trường Công an, Quân đội thí sinh chỉ nộp vào 1 ngành và 1 khối chứ không được đăng kí nhiều ngành của một trường hoặc nhiều khối của cùng một ngành.

Theo VnExpress, tin gốc: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/nguong-xet-tuyen-vao-dai-hoc-la-15-diem-3255117.html